Ok

En poursuivant votre navigation sur ce site, vous acceptez l'utilisation de cookies. Ces derniers assurent le bon fonctionnement de nos services. En savoir plus.

26 mars 2008

La Boxe de la Mante religieuse (Tanglang Quan)

Tanglang Quan est le nom de plusieurs boxes chinoises qui s’inspirent des mouvements des pattes avant de la mante religieuse. On peut classer toutes ces boxes en deux groupes distincts.

----------------------------

Au Nord de la Chine
Le premier groupe au Nord aurait été créé au 17e siècle par Wang Lang 王郎, natif de la province du Shandong 山東. L’une des plus anciennes traces de son existence se trouve dans un manuscrit de Shengxiao Daoren 昇蕭道人 copié en 1762 : « La vraie transmission de l'habit et du bol du monastère de Shaolin » (Shaolinsi Yi Bo Zhenzhuan 少林衣缽真傳).
Il n’y a pas de preuves historiques de l’existence des générations les plus anciennes de cet art, aussi nous ne présenterons, ici, que les professeurs dont l’existence est attestée.
Ces boxes du Nord se sont subdivisées en quatre branches : Meihua Tanglang Quan, Qixing Tanglang Quan, Liuhe Tanglang Quan et Tongbei Tanglang Quan.

Meihua Tanglang Quan 梅花螳螂拳
La première branche, la « Boxe de la Mante religieuse de la fleur de prunier » (Meihua Tanglang Quan) vient de Liang Xuexiang 梁學香 (19e-début 20e). Des quatre principaux élèves de ce dernier descendent toutes les écoles actuelles :
- Meihua Tanglang de Liang Zhongchuan 梁中川 (19e-début 20e),
- Meihua Tanglang Quan de Jiang Hualong 姜化龍 (1855-1924), enseigné en France par Patrick Cassam-Chenaï,
- Taiji Meihua Tanglang de Hao Lianru 郝蓮茹 (1865-1914),
- Taiji Tanglang de Sun Yuanchang 孫元昌 (19e-début 20e).

Précisons que :
· Le Changquan Tanglang Men 長拳螳螂門 est une création de Wang Songting 王松亭 (1884-1960) spécialement à partir du Meihua Tanglang Quan de Liang Zhongchuan. Le professeur le plus connu à Taiwan de ce style est Gao Daosheng 高道生 (né en 1915).
· Malgré son nom, le Qixing Tanglang Quan de Li Kunshan 李昆山 (1895-1980), un élève de Jiang Hualong, pratiqué actuellement à Taiwan est un descendant du Meihua Tanglang Quan.
· Le Babu Tanglang Quan 八步螳螂拳 de Wei Xiaotang 衛笑堂 (1901-1984), qui descend de la lignée de Jiang Hualong, est une variante du Meihua Tanglang Quan qui s’est développée à Taiwan.
· Le Mimen Tanglang Quan 秘門螳螂拳, mise au point par Wang Zijing 王字敬 (20e siècle) à partir du Meihua Tanglang Quan de Jiang Hualong.
· Enfin, le Taiji Tanglang Quan 太極螳螂拳 pratiqué actuellement au Viêt-nam et à Hongkong a été transmis par Zhao Zhuxi 趙竹溪 (1898-1991) de la lignée de Sun Yuanchang.

Qixing Tanglang Quan 七星螳螂拳
Le deuxième, la « Boxe de la Mante religieuse des sept étoiles » (Qixing Tanglang Quan) vient de Li Sanjian 李三剪 (1821-1930). De deux de ses élèves sont issus les deux styles principaux actuels, celui de Wang Rongsheng 王榮生 (1854-1926) et celui de Wang Yunpeng 王雲鵬 (né vers 1865).

Le style de Wang Ronsheng a été enseigné au fameux « Institut d’éducation physique de l’essence martiale » (Jingwu Tiyu Hui 精武體育會) de Shanghai, de Guangzhou et de Hongkong. De là il s’est propagé aux Etats-Unis et en Europe. Le professeur le plus connu est sans doute Luo Guangyu 羅光玉 (1889-1944) qui eut bien des disciples.
L’école de Wang Yunpeng n’est quasiment pratiquée qu’en Chine Populaire. Toutefois Gao Shikui 高世奎 l'enseigne à Paris.

Comparaison entre le Meihua et le Qixing Tanglang Quan
Ces deux branches sont cousines, puisque les techniques sont similaires, que la théorie est pour ainsi dire la même, qu’elles sont originaires de villes proches l’une de l’autre, que les quatre enchaînements principaux portent quasiment les mêmes noms et se ressemblent :

Bengbu/Bengbu 蹦步/崩步,
Luanjie/Lanjie 亂截/攔截,
Bazhou/Bazhou 八肘 et
Zhaiyao/Zhaiyao 摘要.

Liuhe Tanglang Quan 六合螳螂拳
La « Boxe de la Mante religieuse des six combinaisons » (Liuhe Tanglang Quan) descend de Lin Shichun 林世春 (fin 19e), un élève de Wei Delin 魏德林 (19e) un professeur de Tanglang Quan. Lin Shichun a combiné ce Tanglang Quan avec la boxe Liuhe Duanchui 六合短捶.
Cette branche du Liuhe Tanglang Quan s’est répandue dans la province du Shandong, grâce à Ding Zicheng 丁子成 (fin 19e-début 20e). Elle fut amenée à Taiwan par Zhang Xiangsan 張祥三 (20e) et Liu Yunqiao 劉雲樵 (1909-1992).
On y utilise de préférence la « posture quatre-six » (Siliubu 四六步). Les techniques ressemblent peu à celles des branches Meihua et Qixing. Toutefois, les trois branches reconnaissent Wang Lang comme le créateur de leur Tanglang Quan.

Tongbei Tanglang Quan 通背螳螂拳
Dans la province du Hebei, à Cangzhou 滄州, s’est développée une quatrième branche, la « Boxe de la Mante religieuse du dos traversé » (Tongbei Tanglang Quan). Elle remonte à Yang Junpu 楊俊普 (fin 19e).

Tanglang Quan moderne
Pour être complet, il faudrait encore citer le Tanglang Quan de compétition et de démonstration, mis au point par Yu Hai 于海 (né en 1942) à partir du Meihua et du Qixing Tanglang Quan.
Il s’agit plus d’une danse imitative moderne que d’un art martial traditionnel.
Yu Hai est par la suite devenu un acteur célèbre en Chine Populaire.

----------------------------

Au Sud de la Chine
Dans la province de Guangdong 廣東, se trouvent l’autre groupe de boxes de la Mante religieuse. Il se subdivise essentiellement en deux branches.
La « Boxe de la famille Zhu » (Zhujia Jiao 朱家教) qui fut exclusivement transmise dans la communauté Hakka (Kejia 客家), jusqu'à Ye Rui 葉瑞 (20e). Il fut le premier à enseigner en dehors de cette communauté et changea le nom de sa boxe en Zhoujia Tanglang Quan 周家螳螂拳.
La deuxième branche méridionale est la « Boxe de la mante religieuse de la forêt de bambous » (Zhulin Tanglang Quan 竹林螳螂拳). Elle affirme descendre du moine Sanda 三達 (19e).
Ces deux branches s’intéressent surtout au combat rapproché, en utilisant le principe « sortir de l'eau (et) s'enfoncer, aspirer (et) expirer » (Fu chen tun tu 浮沉吞吐).
Elles ont une morphologie caractéristique de la province du Fujian 福建. De plus, l’enchaînement Sanjian 三箭 du Zhoujia Tanglang Quan est très semblable au Sanzhan 三戰 du Yongchun Baihe Quan, l’une des principales boxes de cette province.

25 mars 2008

Droits d'auteur

Quelques sites Internet reprennent nos recherches, à la virgule près, sans en citer la source.

L’une des plus fines lames du royaume de France au 17e siècle concluait :

« Puisque notre ami butine nos pensées, c’est une marque qu’il nous estime, il ne les prendrait pas s’il ne les croyait bonnes »

(Cyrano de Bergerac, lettre à La Mothe)

11 janvier 2008

Đường Lang Quyền - Nhìn tổng quát

Đường Lang Quyền, môn võ bắt chước đôi chân trước con bọ ngựa, chia ra hai chi phái không liên hệ lịch sử, Bắc phái tại hai tỉnh Sơn Đông và Hà Bắc và Nam phái tại hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây. Và hiện nay phải nói tới môn thứ ba là Tân Đường Lang Quyền.

Bắc Phái Đường Lang Quyền
Theo truyền thuyết, Bắc Phái Đường Lang Quyền được sáng lập bởi Vương Lang vào thế kỷ thứ 17, tại tỉnh Sơn Đông. Quyển Thiếu Lâm y bát chân truyền soạn bởi Thừng Tiêu đạo nhân vào thế kỷ thứ 18, là chứng tích xưa nhất của môn Bắc Phái Đường Lang. Nhưng vì phả hệ không được rỏ ràng tới thế hệ danh sư cận đại, nên chúng tôi chỉ ghi lại tên của những vị võ sư đó.
Ta phân biệt bốn nhóm trong Bắc Phái Đường Lang Quyền.
Nhóm thứ nhất là Mai Hoa Đường Lang Quyền thịnh hành nhất tại Sơn Đông. Chi phái này bắt nguồn từ Lương Học Hương khoảng cuối thế kỷ thứ 19. Từ bốn người học trò của ông, là Hác Liên Như, Lương Trung Xuyên, Tôn Nguyên Xương và Khương Hóa Long, phát sinh ra nhiều chi phái.
Sau Lương Học Hương, chi nhánh của Hác Liên Như đổi tên là Thái Cực Mai Hoa Đường Lang Quyền. Còn chi phái của Lương Trung Xuyên, giữ tên Mai Hoa Đường Lang Quyền.
Chi nhánh Thái Cực Đường Lang Quyền của Tôn Nguyên Xương gia nhập Việt Nam truyền bởi Triệu Trúc Khê (1898-1991).
Đệ tử của Khương Hóa Long, Lý Côn Sơn (1895-1980) đem Mai Hoa Đường Lang Quyền tới Đài Loan, nhưng lại mang tên Thất Tinh Đường Lang Quyền.
Tại Đài Loan, Vệ Tiêu Đường (1901-1984), đệ tử đời thứ hai của Khương Hóa Long truyền môn Bát Bộ Đường Lang Quyền, phối hợp Mai Hoa Đường Lang Quyền với Bái Quái Chưởng, Hình Ý Quyền và Thông Bối Quyền.
Còn Vương Tùng Đình, thuộc dòng Lương Trung Xuyên, sáng lập môn Trường Quyền Đường Lang Quyền, hổn hợp Trường Quyền và Đường Lang, môn này thịnh hành tại Đài Loan. Truyền nhân được biết nhất hiện nay là Cao Đạo Sinh.
Và ta phải nói tới Bí Môn Đường Lang Quyền, một chế tác của Vương Tự Kính, học trò của Khương Hóa Long.

Nhóm thứ nhì là Thất Tinh Đường Lang Quyền truyền từ Lý Tam Tiển (thế kỷ thứ 19). Từ hai đệ tử chánh của họ Lý, nhóm này chia thành hai chi nhánh.
Chi phái của Vương Vinh Sinh (1854-1926), truyền bởi La Quang Ngọc (1888-1944) tại Thượng Hải Tinh Võ Hội, hiện bành trướng tại Quảng Đông, Hương Cảng và Châu Mỹ, và Lâm Cảnh Sơn (1885-1971) tại Sơn Đông. Hoàng Hán Huân, đệ tử của La Quang Ngọc, có viết hơn bảy mươi quyển sách, góp tài liệu cho việc nghiên cứu chi nhánh này.
Chi nhánh của Vương Vân Bằng (1875-1959) truyền tại Sơn Đông bởi Vương Khánh Trai, Vương Khiêm Võ...

Mai Hoa và Thất Tinh Đường Lang Quyền đều có chung một chương trình dựa trên bốn bài quyền trọng yếu : Băng bộ, Lan tiệt (Loạn tiệp), Bát trửu và Trích yếu.
Theo chúng tôi nghỉ, hai môn này cùng một gốc vì đòn thế và lý thuyết đều giống nhau.


Môn thứ ba tại Sơn Đông là Lục Hợp Đường Lang Quyền, một môn bắt nguồn từ Ngụy Đức Lâm (đầu thế kỷ thứ 19). Đời sau, Lâm Thế Xuân hổn hợp Đường Lang Quyền với Lục Hợp đoản trùy. Chi phái này được phát triển tại Sơn Đông bởi đệ tử của Đinh Tử Thành, và truyền bá tại Đài Loan bởi Trương Tường Tam và Lưu Vân Tiêu (1909-1992). Chi phái chuyên dùng Tứ lục bộ với đòn thế khác hẳn những chi nhánh trước tùy vẩn nhìn nhận cùng một tổ là Vương Lang.

Tại tỉnh Hà Bắc, huyện Thương, còn lưu truyền môn Thông Bối Đường Lang Quyền bắt nguồn từ Dương Tuấn Phổ (cuối thế kỷ thứ 19).

Tất cả chi nhánh trên đều sử dụng nguyên lý tiệt, và niêm. Võ sinh đều sử dụng hai tay như hai chân trước con bọ ngựa tiếp đón đòn công địch thủ lúc mới phát, dính liền tay đối thủ để tạo sơ hở, và phản công. Nói chung, Bắc Phái Đường Lang Quyền đánh rộng hơn Nam Phái Đường Lang Quyền và chỉ dùng eo thân để phát lực.

Nam Phái Đường Lang Quyền
Gồm hai môn phái thịnh hành tại Quảng Đông. Hai môn này có lý thuyết và đòn thế rất giống nhau nên chúng ta nghỉ là có sự liên hệ lịch sử giữa hai môn.
Môn thứ nhất là Châu gia Đường Lang Quyền, theo truyền thuyết được sáng lập bởi Châu Á Nam tại tỉnh Quảng Đông, sau chia ra hai chi nhánh Châu Gia và Chu Gia. Một thời môn chỉ được truyền trong giới người Khách Gia (Hakka, hay người Hẹ).
Môn thứ nhì là Trúc Lâm Đường Lang Quyền sáng tạo bởi nhà sư Tam Đạt tại chùa Trúc Lâm thuộc tỉnh Quảng Tây.
Nam Phái Đường Lang Quyền chuyên đòn ngắn, áp dụng nguyên tắc "phù trầm thôn thổ" để phát lực. Đón thế có nét của quyền thuật tỉnh Phước Kiến. Bài Tam tiển của Châu Gia Đường Lang Quyền là biến thể của bài Tam chiến, căn bản của Vĩnh Xuân Bạch Hạc Quyền.

Tân Đường Lang Quyền
Là một môn chỉ dành biểu diễn, tấn pháp đứng thật thấp mới sáng chế bởi Vu Hải (sanh năm 1942), một vận động viên của bộ môn Wushu, một đệ tử của Thất Tinh và Mai Hoa Đường Lang Quyền kiêm tài tử điện ảnh (ông có đóng vai trong phim "Thiếu Lâm tự" và nhiều phim khác). Môn này được xem như môn thể thao hơn là quyền thuật.

12 octobre 2007

Le Bubishi

Au moins depuis le 19e siècle, parmi les pratiquants de Karaté de l’île d’Okinawa, se transmet un traité de boxe chinoise intitulé :

武 備 志
Wubei zhi (en chinois)
Bubishi (en japonais)
Les « Annales de la préparation au combat ».

Son texte précise qu’il provient de la « Boxe de la grue blanche de (la ville de) Yongchun » (永春白鶴拳, Yongchun baihe quan), une boxe particulièrement répandue dans le Sud de la Chine.

Bien qu’il porte quasiment le même nom, ce traité ne doit pas être confondu avec le « Nouveau livre de la préparation au combat » (武備新書, Wubei xinshu) dont le contenu est complètement différent.

Le Bubishi a eu, et a toujours, une grande influence, tant sur le Karaté d’Okinawa, que sur celui du Japon (voir : The Bible of Karate - Bubishi, de Patrick McCarthy, Tuttle Martial Arts, Etats-Unis, 1995 ; Bubishi à la source du Karaté, de Roland Habersetzer, Budo éditions, 2007 ; Karaté d’Okinawa - les sources du Fujian, de Lionel Lebigot, 2007). Gichin Funakoshi (1868-1957), le pionnier du Karaté au Japon, s’y référait.

Il nous a semblé intéressant de tenter une traduction inédite du chant le plus connu de ce Bubishi, à la lumière des textes et chants traditionnels chinois et plus particulièrement de ceux provenant du Yongchun baihe quan, la boxe dont il émane. Les traductions proposées jusque-là avaient plutôt été réalisées dans le contexte du Karaté et de la culture okinawaïenne, voire japonaise.


Pour cette traduction, nous nous sommes spécialement appuyés sur les ouvrages suivants :
¨ 渾元劍經, Hunyuan jianjing, de Bi Kun, écrit au 14e siècle.
¨ 紀效新書, Jixiao xinshu, Qi Jiguang, publié pour la première fois en 1562.
¨ 永春白鶴拳, Yongchun baihe quan, de Hong Zhengfu, Lin Yinsheng et Su Yinghan, édité par Renmin tiyu chubanshe, Beijing, 1990.
¨ 白鶴拳家正法, Baihe quanjia zhengfa, de Lin Dong (vivant sous le règne de Qian Long : 1736-1796) avec les commentaires de Su Yinghan et Su Junyi, édité par Yiwen chuban youxian gongsi, Taibei, 2004.
¨ 白鶴仙師祖傳真法, Baihe xianshi zuzhuan zhenfa, d’auteur inconnu (datant des Qing) avec les commentaires de Su Yinghan et Su Junyi, édité par Yiwen chuban youxian gongsi, Taibei, 2004.
¨ 桃源拳術, Taoyuan quanshu, de Xiao Boshi (vivant sous le règne de Qianlong) avec les commentaires de Su Yinghan et Su Junyi, édité par Yiwen chuban youxian gongsi, Taibei, 2004.
¨ 方七娘拳祖, Fang Qiniang quan zu, d’auteur inconnu (datant des Qing) avec les commentaires de Su Yinghan et Su Junyi, édité par Yiwen chuban youxian gongsi, Taibei, 2004.
¨ 永春鄭禮叔教傳拳法, Yongchun Zheng Li shu jiaozhuan quanfa, d’auteur inconnu (début des Qing) avec les commentaires de Su Yinghan et Su Junyi, édité par Yiwen chuban youxian gongsi, Taibei, 2004.
¨ 自述切要條文, Zi shu qieyao tiaowen, de Zheng Qiao (vivant sous le règne de Qian Long, de la 5e génération du Yongchun Baihe) avec les commentaires de Su Yinghan et Su Junyi, édité par Yiwen chuban youxian gongsi, Taibei, 2004.
¨ 中國古文大辭典, Dictionnaire classique de la langue chinoise, F. S. Couvreur, Kuangchi Press, 1966.
¨ 漢法綜合辭典, Dictionnaire français de la langue chinoise, Institut Ricci, Taibei-Paris, 1986.
¨ 漢語大字典, Hanyu da zidian, Hubei-Sichuan, 1993.


Voici cette nouvelle traduction :


拳 法 之 大 要 八 句
Quanfa zhi da yao ba ju
« L’essentiel de la boxe en huit sentences »



人 心 同 天 地
Renxin tong tiandi
« Le cœur de l’homme (est en) harmonie (avec) le ciel et la terre »

Remarques : Renxin signifie le « cœur de l’homme », le « sentiment », l’« esprit », l’« attention ».

Tiandi désigne « le ciel et la terre » et a donc le sens de « monde ».

Aussi on peut traduire, plus prosaïquement, par :
« La conscience (est) à l’écoute du monde (qui nous entoure, prête à faire face à toute situation) »

Cette première sentence traite donc de l’état de conscience du combattant.


血 脈 似 日 月
Xuemo si ri yue
« La circulation du sang (est) comme le soleil et la lune »

Remarques : Le corps est relâché, toutes ses parties sont, sans cesse, bien reliées entre elles.

Alors que les cinq premiers caractères insistaient sur la nécessité que l’esprit soit prêt, les cinq suivants demandent à ce que le corps soit également prêt.


法 剛 柔 吞 吐
Fa gang rou tun tu
« La méthode (est d’utiliser) la dureté et la souplesse et le Tun et le Tu »

Remarques : Le Gang et le Rou (la dureté et la souplesse) sont à la fois une recommandation biomécanique et stratégique.
C’est un concept très ancien que l’on retrouve aussi bien dans les boxes du Nord (Shaolin quan 少林拳, Taiji quan 太極拳, Changjia quan 萇家拳, Xinyiliuhe quan 心意六合拳, Tanglang quan 螳螂拳, etc.), que dans celles du Sud (Yongchun quan 詠春拳, Hongjia 洪家, Baimei 白眉, etc.)
Biomécaniquement, il s’agit de se mouvoir souplement, tel un félin, et de n’employer la force qu’à l’instant précis où cela est absolument nécessaire. Le style Chen du Taiji quan, où l’évolution souple du pratiquant est ponctuée de brusques mouvements explosifs, en est une bonne illustration.
Stratégiquement, le Gang et le Rou peuvent se décliner de deux manières. Tantôt, il s’agit de vaincre la faiblesse par la force, en attaquant le point faible adverse ; tantôt, il s’agit de vaincre la force par la souplesse, en empruntant la force adverse.

Or, le moteur du Gang et du Rou est le Tun tu.
Au premier abord, on peut être tenté de traduire Tun tu seulement par : « inspirer et expirer » ; Tun voulant dire « avaler », « engloutir », « détruire » et Tu « cracher », « émettre », « dévoiler ».
Mais, cette respiration est liée à la biomécanique du corps. Tun, c’est se recroqueviller, par exemple pour contrer une attaque, en la bloquant. Et Tu c’est se détendre, tel le tigre qui bondit sur sa proie.
Pour cela, la colonne vertébrale est employée comme un ressort (nous avons détaillé cela dans Taiji Quan, Art martial ancien de la famille Chen, p114). Les deux mouvements Tun et Tu forment un couple dont chacun est l’élan de l’autre...
Tun tu est aussi une notion que l’on retrouve en Chine, du Nord au Sud. L’expression complète est souvent : « Tun et Tu (comme pour) sortir de l'eau (ou) s'enfoncer » (吞吐浮沉, Tun tu fu chen).
Tu surprend l’adversaire, tel le dragon qui surgit des eaux troubles du marais.

Il ne faut pas en conclure que Tun soit un mouvement invariablement souple (Rou) et Tu forcément dur (Gang). La biomécanique traditionnelle martiale chinoise est bien plus riche que cela.

Avec cette troisième sentence, nous entrons de plein pied dans la stratégie du combat...


身 隨 時 應 變
Shen suishi yingbian
« Le corps réagit selon les circonstances »

Remarques : Suishi veut tout autant dire « à tous moments », que « selon les circonstances ».

Yingbian a le sens de « parer à toute éventualité » en « s’adaptant aux circonstances ».
L’expression est déjà présente dans l’œuvre du chevalier Bi Kun (畢坤) (14e siècle). Et deux siècles plus tard, le général Qi Jiguang (戚繼光) (1528-1588) recommande d’« Avancer soudainement en s’adaptant aux circonstances » (一霎步隨機應變, Yi sha bu sui ji yingbian).

Car le bon combattant n’applique pas systématiquement des recettes toutes préparées. Bien qu’il connaisse parfaitement la stratégie, qu’il s’y soit longuement entraîné, il s’adapte afin de trouver la meilleure réponse au cas particulier qui surgit.


手 逢 空 則 入
Shou feng kong ze ru
« (Dès que) la main rencontre le vide alors (elle) entre »

Remarque : La « Porte vide » (空門, Kong men) est une expression usuelle du Yonchun baihe quan.
Cette « Porte vide » n’est autre que la « Porte ouverte », principe stratégique fondamental de l’art martial chinois (sur cette Porte ouverte, voir :
http://wenwu.blogspirit.com/archive/2006/11/28/la-porte-c...).


馬 進 退 離 逢
Ma jin tui li feng
« Le déplacement (s’effectue) en avançant ou en reculant et en s’éloignant ou en s’approchant »

Remarques : Ici, nous pensons que le Bubishi présente une erreur de transcription. En effet le caractère Ma (碼, « poids de balance ») ne se comprend guère dans ce contexte. En revanche, si on lui substitue son homophone Ma (馬, « cheval », mais aussi dans le milieu des arts martiaux du Sud de la Chine : « déplacements de jambes »), le texte redevient cohérent. Nous avons donc corrigé le caractère Ma, dans notre traduction.

Le sens de ces cinq caractères semble anodin à une première lecture, comme plus haut pour les deux caractères Tun tu.
En réalité, ils cachent une notion stratégique capitale : la maîtrise de l’espace et du temps, sur laquelle il y aurait beaucoup à dire.


目 要 觀 四 面
Mu yao guan si mian
« Les yeux doivent regarder (vers) les quatre côtés »

Remarque : Simian signifie de « tous côtés ».


耳 能 聽 八 方
Er neng ting ba fang
« Les oreilles écoutent (dans) les huit directions »

Remarque : Bafang désigne à la fois « les quatre points cardinaux et les quatre points collatéraux ».

Ainsi le chant se conclut par deux sentences sur l’attention et la vigilance. Avec les deux premières, elles forment un groupe de quatre sentences qui encadrent les quatre autres du milieu, ces dernières étant plus mécaniques et plus tactiques.



Ce chant pentasyllabique présente donc, en quarante caractères, un résumé de la biomécanique et de la stratégie de la boxe chinoise.



Pour contrôler que l’interprétation, que nous proposons ici, s’inscrit dans le contexte socioculturel du Yongchun baihe quan, on peut la confronter à un manuscrit du 18e siècle : le Baihe quanjia zhengfa (白鶴拳家正法) :


眼 觀 四 面
Yan guan simian
« Les yeux regardent (vers) les quatre côtés »

耳 聽 八 方
Er ting bafang
« Les oreilles entendent (dans) les huit directions »

[...]

逢 剛 則 柔
Feng gang ze rou
« (On) rencontre le dur alors (on est) souple »

逢 柔 則 剛
Feng rou ze gang
« (On) rencontre le souple alors (on est) dur »

遇 空 則 入
Yu kong ze ru
« (On) rencontre le vide alors (on) entre »

遇 門 則 過
Yu men ze guo
« (On) rencontre une porte alors (on la) franchit »

[...]

必 須 內 用 吞 吐 浮 沉
Bi xu nei yong tun tu fu chen
« Il est nécessaire à l’intérieur (d’) utiliser le Tun et le Tu (comme pour) sortir de l'eau (ou) s'enfoncer »

外 用 剛 柔 相 濟 之 變 化
Wai yong gangrou xiangji zhi bianhua
« (Et) à l’extérieur (d’) utiliser la complémentarité de la dureté et de la souplesse (pour) parvenir à se transformer »



© Traduction T. Dufresne, J. Nguyen, 2007.

28 septembre 2007

Vịnh Xuân Thốn kình xung quyền

Đó là "đòn đấm không cần lấy đà" (the one-inch punch) đã làm nổi danh Lý Tiểu Long tại Long Beach vào năm 1964. Đòn nầy thật sự không khó, chỉ cần nắm vửng vài yếu quyết. Hai tác giả thuở xưa thường hay biểu diễn đòn đấm nầy với bạn bè.
Người biểu diễn đưa thẳng tay ra, để nắm tay đụng vào người đối thủ, đối thủ đứng hai chân ngang bằng. Sau đó, kéo tay về sau cỡ một centimét (như chúng ta sẽ thấy sau đây, ta càng ít kéo tay về sau cuộc biểu diễn càng ngoạn mục bây nhiêu). Rồi phát đòn đấm gần như không lấy đà làm cho đối thủ bị văng ra xa.
Sự kiện là người bị đấm văng ra sau thay vì ngã tại chỗ chứng tỏ đây là một đòn đẩy chớ không phải là một đòn đánh ! Trong những cuộc tranh tài quyền Anh, chúng ta từng thấy võ sĩ trúng đòn gần như ngả gục tại chỗ, chính những phim ảnh võ thuật đả đưa ra hình ảnh giả tạo của người võ sĩ bị đánh văng ra xa.
Dỉ nhiên trước khi muốn đẩy, chúng ta không cần rời nắm tay khỏi người địch thủ. Và muốn cho cuộc biểu diễn nầy thành công hơn, chúng ta phải cho khán giả lầm tưởng là ta dùng một đòn đánh.
Nhiều yếu quyết khác được sử dụng. Như khi đẩy, ta đặt nắm tay vào chấn thủy của đối phương, như vậy lúc bị đẩy, sự đau nhói tại chấn thủy cho đối phương cảm tưởng là bị đánh !
Điểm thứ nhì là trước khi phát đòn, ta đẩy nhẹ đối thủ về sau làm cho y đứng trên gót chân, đòn xô của ta sau đó dể thực hiện và ngoạn mục hơn. Như vậy chúng ta dể hiểu là rút tay lại trước khi đánh sẽ giúp cho đối phương, lúc đó đặt trọng tâm trên đầu ngón chân, chống lại sức đẩy của ta! Chủ yếu của thuật biểu diễn là làm cho khán giả lầm tưởng là những điều đó làm trở ngại cho cuộc biểu diễn, khi thật sự giúp ta thực hiện cuộc biểu diễn !
Một cách khác làm cho đối thủ đứng trên đầu ngón chân và cho tay mình hơi cong nơi cùi chỏ là sau lúc chạm vào người đối phương, ta hơi cong cổ tay, như vậy chỏ tự nhiên cong lại. Lúc phát đòn, ta dùng lực phát xuất từ chỏ và cổ tay, vì vậy, đòn nầy còn được gọi là "Uyển lực xung quyền" hay thế đấm dùng lực phát từ cổ tay.
Cuối cùng ta có thể đặt một cái ghế sau lưng đối phương. Khán giả lầm tưởng ta thận trọng muốn tránh cho đối phương khỏi bị thương sau khi chịu đòn của ta. Nhưng thật sự cái ghế chặn đối phương lui lại. Nếu đối thủ để giữ thăng bằng, muốn lùi chân thì chạm vào chân ghế và té trên ghế !
Chúng tôi xin nhắc lại là lực dùng trong đòn đẩy nêu trên phát xuất từ :
- sự di chuyển của trọng tâm thân thể từ chân sau tới chân trước,
- sự chuyển động của eo,
- sự co duỗi của cột xương sống,
- sự mỡ ra và khép lại của lòng ngực.
Tay chỉ dùng để chuyển lực đó tới người địch thủ.
Để kết thúc bài báo nầy, chúng tôi nhấn mạnh là một đòn đấm chỉ dùng để đánh, áp dụng một kình lực tàn phá, tay đấm chỉ chạm vào người địch thủ trong một thời gian rất ngắn, lúc chỏ đã hoàn toàn thẳng, khi kình lực tàn phá được phát huy tới mức độ cao nhất. Địch thủ bị trúng đòn, ngã gục tại chỗ.
Hiện nay, vì một mục đích biểu diễn, có võ sĩ sử dụng đòn đấm để đẩy, thật trái hẳn với nguyên lý của một thế đấm. Muốn đẩy thì ta nên sử dụng bàn tay vì tay đẩy phải dính liền với người đối thủ từ lúc cùi chỏ còn cong tới lúc thẳng ra, kình lực đẩy mới truyền hết qua người địch. Đối thủ lúc đó bị hất ra xa.

Nguyễn Quí Jacques và Dufresne Thomas

26 septembre 2007

Hình Ý Quyền, nguồn gốc và chi phái

Nguồn gốc :

Hình Ý Quyền là một trong ba môn võ hiện được xếp trong Nội Gia mà truyền thuyết cho xuất phát từ núi Võ Đang. Sự thật môn Hình Ý Quyền, lúc đầu mang tên Lục Hợp Quyền, bắt nguồn từ Cơ Tế Khả, biệt danh Long Phong (1602-1683), người tỉnh Sơn Tây. Tài liệu có ghi lại là Cơ Tế Khả có viếng chùa Thiếu Lâm. Hiện nay tại chùa vẩn còn lưu truyền bài Tâm ý bả, với đòn thế rất giống môn Hình Ý hiện đại.
Cơ Tế Khả có hai học trò Tào Kế Võ và Trịnh lão sư.
Tào Kế Võ là một vị tướng dưới triều Hoàng đế Khánh Hy (1662-1772), và dạy cho hai anh em Đới Long Bang (khoảng 1713-1802) và Đới Lăng Bang, người tỉnh Sơn Tây.
Còn Trịnh Lão sư dạy cho Mã Học Lể (khoảng 1715-1790), người tỉnh Hà Nam.
Từ hai nhân vật Đới Long Bang và Mã Học Lể, môn phái chia thành ba chi nhánh.

Từ Mã Học Lể bắt nguồn chi phái Hà Nam, lấy tên Tâm Ý Lục Hợp Quyền. Ông chỉ truyền dạy cho người đạo Hồi. Lự Khao Cao (1873-1963) là người đầu tiên dạy ngoài giới Hồi giáo.

Đới Long Bang dạy hai con trai là Văn Lương và Văn Huân, và Lý Lạc Năng (khoảng 1808- 1890), biệt danh Năng Nhiên.
Đới Văn Lương và Đới Văn Huân chỉ dạy trong gia đình, và cho con trai. Cho tới Đới Khôi (1874-1951), vì không có con trai nên mới chịu truyền ra ngoài dòng tộc. Vì vậy chi phái Sơn Tây, mang danh là Tâm Ý Quyền, mới được phổ biến sau nầy.

Lý Lạc Năng sau khi học với Đới Long Bang, trở về Hà Bắc và thâu học trò tại đây. Từ đó bắt nguồn chi phái Hà Bắc, với tên là Hình Ý Quyền. Chi nhánh nầy được nhiều người theo học và được biết hơn hai chi phái kia. Vào cuối thế kỷ thứ 19, Lý Tồn Nghỉa (1847-1921) và Lưu Vỹ Tường thành lập với hai võ sư Thái Cực Quyền và Bát Quái Chưởng, môn Nội Gia Quyền. Từ đây bắt đầu sự lầm lẩn với môn Nội Gia xưa ghi lại bởi Hoàng Tông Hy (1610-1695), và người ta đều nghỉ là Nội Gia bao gồm ba môn Hình Ý Quyền, Thái Cực Quyền và Bát Quái Chưởng !

Đặc điểm :
Chiến đấu pháp của Hình Ý Quyền có thể tóm gọn trong hai câu : "Khoái công trực thủ, hậu phát tiên chí" (tấn công nhanh trên đường thẳng, đi sau tới trước), "Thiếp thân kháo đả, dĩ đoản chế trường" (Đến sát thân địch vừa hất vừa đánh, dùng đòn ngắn thắng đòn dài). Vì môn đồ Hình Ý Quyền chuyên đánh trên đường thẳng, nhập vào trung môn (chánh diện), nên không cho địch thủ có cơ hội phát triển đòn công và tuy ra đòn sau nhưng đòn lại tới trước. Khi tới sát địch thì hất hay đánh. Chi phái Hà Nam chuyên về hất. Nhưng lúc địch thủ nhanh hơn, thì môn sinh Hình Ý Quyền chạy tấn công bên hông.
Kình lực được phát huy qua sự phối hợp giữa bộ tiến, eo xoay, cột xương sống trôi lên sụp xuống và đòn tay đánh tới.
Tuy là môn phái miền Bắc Trung Quốc nhưng sử dụng nhiều đòn tay hơn đòn đá. Đòn đá lại không quá bụng. Đòn thế lúc phát thì có kình.
Chi phái Hà Bắc đòn thế ngắn gọn, đơn giản dựa trên 17 thế căn bản là Ngũ Hành quyền và Thập nhị Hình quyền. Những bài quyền có Ngũ hành liên hoàn quyền, Thập nhị hình quyền, Tạp thức trùy, Tứ bả quyền, Thập nhị hồng trùy...
Chi phái Sơn Tây giống chi nhánh Hà Bắc hơn. Chương trình huấn luyện bao gồm Ngũ hành quyền, Thập đại hình, Giao tế tứ bả, Ngũ thãng hạp thế...
Chi nhánh Hà Nam thì khác hẳn hai hệ phái trên, đòn thế rộng hơn, mạnh bạo hơn, căn bản chỉ có Thập đại Hình Quyền. Quyền thuật có những bài Thập đại hình, Tứ bả trùy...

Và chúng tôi phải nói tới môn Ý Quyền (còn có tên là Đại Thành Quyền), sáng lập do Vương Hương Chai (khoảng 1885-1963) trên nền tảng Hà Bắc Hình Ý Quyền pha lẩn với vài môn võ khác. Môn nầy không có bài quyền, và rất chú trọng tới phần Ý hơn là phần Hình, nên đặc biệt luyện tập Trạm thung (môn sinh đứng bất động giữ một tư thế và hít thở).

Kết luận : Hình Ý Quyền là môn võ miền Bắc Trung Quốc, có nguồn gốc từ chùa Thiếu Lâm tại tỉnh Hà Nam, với nhiều đòn tay hơn đòn chân, đòn thế đơn giản và mạnh bạo. Môn nầy không có liên quan lịch sử với môn Nội Gia Quyền ghi lại bởi Hoàng Tông Hy vào thế kỷ thứ 17, như hiện nay nhiều võ sư lầm tưởng.



Nguyễn Quí Jacques & Dufresne Thomas
Báo Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh

12 septembre 2007

Sự liên hệ giữa Thiếu Lâm Quyền và Thái Cực Quyền

Trước hết, chúng tôi xin giới thiệu sơ lược hai môn Thiếu Lâm Quyền và Thái Cực Quyền.

Thiếu Lâm tự và Thiếu Lâm Quyền

Tại trung tâm văn hóa và lịch sử của Trung Quốc, tỉnh Hà Nam (Henan), có một ngôi chùa dựng vào năm 495 được danh tiếng trên thế giới. Tiểu thuyết võ hiệp, phim võ thuật, và một phim nhiều kỳ chiếu trên màn ảnh nhỏ bên Mỹ Quốc đã đưa một hình ảnh rất đẹp của những nhà sư ham mê luyện tập quyền thuật và côn pháp.
Trên núi Tung Sơn (Songshan), rừng Thiếu Thất (Shaoshi) đã cho chùa tại đây cái tên Thiếu Lâm (Shaolin). Theo truyền thuyết, vào thế kỷ thứ 6, nhà sư người Ấn Độ tên là Đạt Ma (Damo) tới chùa và lập môn Thiền. Từ đó chùa được danh tiếng trên phương diện đạo giáo.
Vào thế kỷ thứ 7, mười ba võ tăng giúp Hoàng thân Lý Thế Dân (Li Shimin) (599-649) chống lại một tướng phản nghịch. Rồi chùa có tiếng về võ thuật.
Vào thế kỷ thứ 16, Bạch Ngọc Phong lập nên quyền thuật cho chùa. Môn võ danh tiếng khắp nước vào khoảng 1600.
Tiểu thuyết võ hiệp đưa ra khá nhiều truyền kỳ về chùa Thiếu Lâm. Người ta xác nhận là Đạt Ma là tổ sư môn Thiếu Lâm Quyền. Có người bày ra chuyện cạnh tranh giữa nhà sư Thiếu Lâm và đạo sỉ Võ Đang. Lại có người đưa ra thuyết năm nhà sư thoát khỏi cuc hỏa thiêu chùa vào thế kỷ thứ 18...
Truyền thuyết có ghi lại một chùa Thiếu Lâm ở miền Nam nước Trung Hoa; nhưng hiện giờ không ai tìm được vết tích đích xác. Có người định vị trí tại Cữu Liên Sơn (Jiulian shan), còn người khác đặt chùa tại Tuyền Châu (Quanzhou) hay Phước Thanh (Fuqing).
Quyền thuật Thiếu Lâm không ngừng biến đổi trong chùa trên mấy thế kỷ, đặc biệt dưới sự ảnh hưởng của hai danh tướng Thích Kế Quang (Qi Jiguang) (1528-1588) và Du Đại Du (Yu Dayou) (1503-1579).
Thanh danh của nhà sư Thiếu Lâm làm cho nhiều người nói là quyền thuật mình dạy là Thiếu Lâm Quyền! Và như vậy vô số Thiếu Lâm Quyền chào đời. Nhưng phải công nhận là trong số đó có những môn thật sự xuất phát từ một nhà sư hay một đệ tử tục gia của chùa Thiếu Lâm.

Vào thập niên 1980, theo sự đòi hỏi của du khách và báo chí, chùa che chở lực sỉ cải trang thành nhà sư. Những "nhà sư" trẻ tuổi nầy biểu diễn vài trò và dạy một môn quyền thuật hổn hợp từ môn Trường Quyền và từ nhiều môn võ dạy chung quanh chùa.
Chung quanh chùa, ta có thể nêu ra những chi phái xuất từ Thiếu Lâm Quyền cổ truyền :
- Thiếu Lâm Quyền của gia đình họ Giá,
- Thiếu Lâm La Hán Quyền của Chu Thiên Hỷ (thế kỷ thứ 20),
- Thiếu Lâm Thiền Môn của Vương Tử Nhân (sanh năm 1890),
- Thiếu Lâm Quyền của gia đình họ Lương...

Bài quyền Thiếu Lâm có đặc điểm là đánh theo đường thắng, "chỗ một con trâu nằm là đủ". Những bài quyền cổ truyền thịnh hành nhất được dạy trong chùa là :
- Đại hồng quyền,
- Lục hợp quyền,
- La hán quyền,
- Mai hoa quyền,
- Pháo quyền,
- Thất tinh quyền,
- Thông bối quyền,
- Tiểu hồng quyền,
- Tâm ý bả,
- vân vân...


Gia đình họ Trần và Thái Cực Quyền

Vào cuối thế kỷ thứ 14, một người nông dân, tên là Trần Bốc, tới cư ngụ tại một làng nhỏ thuộc huyện Ôn, tỉnh Hà Nam, phía bắc sông Hoàng Hà. Ông là người tỉnh Sơn Tây, và là tổ của gia đình họ Trần. Làng mà ông tới cư ngụ sau đó được gọi là Trần gia câu.
Theo vài người trong gia đình họ Trần, môn võ bắt nguồn từ Trần Bốc, nhưng nhiều học giả khác nghỉ là môn võ chỉ xuất phát từ Trần Vương Đình...

Trần Vương Đình (1600-1680), thế hệ thứ 9, thuộc một gia đình điền chủ và gia đình ông đã biết xử dụng vài môn binh khí.
Quyển "Trần thị gia phổ" có ghi lại : "Ông sinh vào cuối triều đại nhà Minh (Ming), đầu triều đại nhà Thanh, danh tiếng tại tỉnh Sơn Đông (Shandong), đánh đuổi quân cướp, và là người đầu tiên đem vào gia đình ông môn quyền, đao và thương, ông thường xử dụng cây đại đao".

Theo "Hoài Thanh huyện chí", "Ôn huyện chí", và "An Bình huyện chí", vào 1641, Trần Vương Đình chỉ huy Dân quân của huyện Ôn. Những tài liệu nẩy dẫn chứng là Trần Vương Đình phải biết chút ít võ thuật.

Theo gia đình họ Trần, môn võ nầy chỉ truyền trong gia đình từ thế hệ nầy sang thế hệ khác.
Trước thế hệ thứ 14 vào thế kỳ thứ 18, theo "Trần thị Quyền Giới phổ", còn lưu tại Trần Gia câu, môn Thái Cực Quyền thời đó gồm có :

1) Đầu sáo quyền còn được gọi là Thập tam thức,
2) Nhị sáo quyền,
3) Tam sáo quyền còn có tên là Đại tứ sáo trùy,
4) Tứ sáo quyền còn được gọi là Hồng quyền, hay Thái Tổ hạ Nam đường,
5) Ngũ sáo quyền,
6) Trường quyền còn được gọi là Nhất bách linh bát thức,
7) Pháo trùy,
8) Đoản đả,
9) Tán thủ,
10) Kiều thủ,
11) Lược thủ,
12) Sử thủ,
13) Tam thập lục cổn điệt,
14) Kim Cang thập bát noa pháp,
15) Đơn đao,
16) Song đao,
17) Song kiếm,
18) Song giản,
19) Bát thương,
20) Bát thương đối thích pháp,
21) Thập tam thương,
22) Hoàn hậu Trương Dực Đức tứ thương,
23) Nhị thập tứ thương,
24) Nhị thập tứ thương luyện pháp,
25) Bàng la bảng,
26) Xuân thu đao,
27) Bàng la bảng luyện pháp,
28) Tuyền phong côn,
29) Đại chiến phác liêm.

Cho tới thế hệ thứ 14 vào thế kỷ thứ 19 môn võ gia truyền của gia đình họ Trần được chia ra thành hai chi nhánh chánh. Một chi nhánh xuất từ Trần Sở Nhạc, truyền bởi Trần Hữu Bản và Trần Hữu Hằng ; và một chi nhánh khác xuất từ Trần Nhử Tín, truyền bởi Trần Trường Hưng.

Từ ba đại võ sư của thế kỷ thứ 19 nầy, phát sinh ra hai chi nhánh còn lưu truyền hiện nay, chi nhánh Tiểu Giá và Đại Giá. Theo truyền thuyết, ba quyền sư nầy đã tóm gọn lại quyền giá, từ bảy bài quyền xưa, lúc đó chỉ còn lại hai bài : Đệ nhất lộ và Pháo trùy.
Trần Trường Hưng thời đó có dạy ngoài gia đình : hai học trò được biết nhất là Dương Lộ Thiền và Lý Bá Khôi. Dương Lộ Thiền là người thành lập chi phái Dương gia Thái Cực Quyền.
Từ chi nhánh Tiểu Giá phát xuất chi nhánh Triệu Bảo Giá của Trần Thanh Bình (1795-1868).
Còn chi nhánh Đại Giá vào thế kỷ thứ 20 chia ra hai chi phái : Lảo Giá của Trần Chiếu Phi (1893-1972) và Tân Giá của Trần Phát Khoa (1887-1957).

Môn Trần gia Thái Cực Quyền được biết ngoài gia đình họ Trần nhờ công của :
- Trần Phát Khoa và con là Trần Chiếu Khuê (1928-1981), thuộc Tân Giá,
- Trần Chiếu Phi thuộc Lảo Giá,
- Trần Tử Minh (?-1951) thuộc Tiểu Giá.

Chương trình hiện nay của chi phái Lảo Giá Trần gia Thái Cực Quyền bao gồm :
- Thái Cực quyền đệ nhất lộ,
- Thái Cực quyền đệ nhị lộ hay Pháo trùy,
- Ngũ chủng Thôi thủ,
- Thái Cực đơn đao,
- Thái Cực đơn kiếm,
- Thái Cực thương,
- Thái Cực thập tam can,
- Trần thị Xuân thu đại đao,
- Thái Cực song giản,
- Thái Cực song kiếm,
- Thái Cực song đao,
- Thái Cực tam can, bát can đối luyện,
- Thái Cực sao can đối luyện,
- vân vân...

Hiện nay, có năm chi phái Thái Cực Quyền thịnh hành nhất, đó là :
-chi phái Trần từ Trần Vương Đình (1600-1680),
-chi phái Dương từ Dương Lộ Thiền (1799-1872),
-chi phái Ngô từ Ngô Giám Tuyền (1870-1942), học trò đời thứ hai của Dương Lộ Thiền,
-chi phái Võ từ Võ Vũ Tương (1812-1880), học trò của Dương Lộ Thiền và Trần Thanh Bình (thế hệ thứ 15 của gia đình họ Trần, 1795-1868) và
-chi phái Tôn từ Tôn Lộc Đường (1861-1932), học trò đời thứ 2 của Võ Vũ Tương.
Những chi phái Dương, Ngô, Võ và Tôn chỉ dạy một bài quyền, và sau đó môn Thôi thủ. Chi phái Trần có dạy thêm một bài thứ nhì, bài Pháo trùy, bổ túc bài thứ nhất.
Riêng tại Việt Nam có môn Triệu Gia Thái Cực Chưởng, do Triệu Trúc Khê (1898-1991), thuộc Thái Cực Đường Lang Quyền, sáng tác vào thập niên 1950 tại Việt Nam. Chương trình của môn nầy gồm có :
-Thái Cực quyền gồm 24 thức (là bài Giản Hóa Dương gia Thái Cực quyền sáng tác vào thập niên 1950 tại Trung Quốc dưới sự chỉ định của Quốc Gia Thể Ủy),
-Đơn vãn thôi thủ,
-Thái Cực chưởng,
-Thái Cực kiếm,
-Thái Cực đao.
Nhiều môn khác cùng mang tên Thái Cực Quyền, đó là :
-Hòa Gia Thái Cực Quyền lập bởi Hòa Triệu Nguyên (1810-1890), đệ tử của Trần Thanh Bình (1795-1868),
-Lý Gia Thái Cực Quyền lập bởi Lý Thụy Đông, đệ tử đời thứ hai của Dương Lộ Thiền, vào cuối thế kỷ thứ 19, môn nầy còn được gọi là Ngũ Tinh Thái Cực Quyền hay Ngũ Tinh Trùy,
-Lý Gia Thái Cực Quyền truyền bởi Lý Anh Ngang (thế kỷ thứ 20),
-Nhạc Gia Thái Cực Quyền thành lập vào đầu thế kỷ thứ 20,
-Phó Gia Thái Cực Quyền, lập bởi Phó Chấn Tung (1881-1953),
-Tam Hợp Nhất Thái Cực Quyền lập bởi Trương Kính Chi, đệ tử đời thứ tư của Trần Thanh Bình (1795-1868),
-Thiếu Lâm Tổng Hợp Thái Cực Quyền truyền bởi nhà sư Như Tỉnh vào cuối thế kỷ thứ 19,
-Thường Gia Thái Cực Quyền lập bởi Thường Đông Thăng (1909-1986), một danh sư môn Suất Giao, với biệt danh là Hoa Hồ Điệp,
-Triệu Bảo Giá Thái Cực Quyền lập bởi Trần Thanh Bình (1795-1868),
-Trịnh Gia Thái Cực Quyền lập bởi Trịnh Mãn Thanh (1901-1975),
-Trương Gia Thái Cực Quyền truyền bởi Vạn Lai Thanh (Wan Laisheng) (1903-1992),
-Võ Đang Thái Cực Quyền, còn được gọi là Do Long Phái hay Long Hành Thái Cực Quyền, mới sáng tác sau nầy trên tiêu chuẩn của Dương Gia Thái Cực Quyền, hiện dạy trên núi Võ Đang,
-vân vân...

Luận bàn về sự liên hệ giữa Thiếu Lâm Quyền và Thái Cực Quyền

Để cho dể hiểu, chúng tôi xin chia cuộc luận bàn nầy ra tám điều. Giả thuyết chúng tôi trình bày đây, tùy chỉ là một giả thuyết, nhưng dựa vào sự kiện lịch sử.

Điều thứ nhất
Chỉ vào thời Trần Vương Đình ta mới nghe nói tới võ thuật của giòng họ Trần. Trần Vương Đình có phải là người sáng tác ra Thái Cực Quyền hay là ông đã học với một người ngoài gia đình ông?

Điều thứ nhì
Nhà văn Đường Hào (1897-1959) có tới Trần gia câu nghiên cứu và đã đưa ra thuyết là Trần Vương Đình (1600-1680) sáng chế Thái Cực Quyền dựa vào quyển Kỹ hiệu tân thư của Đại tướng Thích Kế Quang (1528-1588). Quyển sách nầy, xuất bản vào năm 1562, mô tả bằng hình vẻ 32 thế quyền, rút tỉa từ 16 môn quyền thuật của cuối triều đại nhà Minh (1368-1644), và 29 trong 32 tên của những thế quyền nầy được tìm thấy trong 7 lộ xưa của môn Thái Cực Quyền. Chẳng những tên giống mà có lúc thế lại giống nhau.

Theo chúng tôi, như vậy Đường Hào đã chứng minh rõ là môn Thái Cực Quyền đã bị ảnh hưởng nhiều bởi môn võ của Thích Kế Quang, nhưng ông không có chứng minh được là môn Thái Cực Quyền được truyền từ Thích Kế Quang... Trần Vương Đình chế môn Thái Cực từ quyển sách Kỹ hiệu tân thư hay là ông đã học môn võ đó từ một đệ tử đời thứ nhất hay thứ nhì của Thích Kế Quang?

Có một môn võ hiền đại, Thích gia Quyền, tự xưng chân truyền từ Thích Kế Quang. Trong những thế đặc biệt của môn phái, chúng tôi có tìm thấy : Bằng (Peng) và Tề (Ji), hai thế quan trọng của Thái Cực Quyền, một điều cần chú ý là hai thế nầy không được ghi lại trong quyển Kỹ hiệu tân thư của Thích Kế Quang.

Điều nầy cho chúng ta nghỉ là môn Thái Cực Quyền không được sáng tác từ quyển sách Kỹ hiệu tân thư mà lại được truyền từ Thích Kế Quang?

Điều thứ ba
Cách làng Trần gia câu cỡ 50 cây số, có một ngôi chùa Thiếu Lâm, được nhiều người biết đến nhờ tiểu thuyết và huyền thoại.

Nếu chúng ta so sánh những bài quyền xưa của Thiếu Lâm Quyền và bài quyền của Thái Cực Quyền, thì chúng ta sẽ thấy nhiều sự trùng hợp. Hơn ba mươi thế và một bài quyền (bài Pháo Trùy) mang cùng tên.
Thời nay khá nhiều sách được xuất bản, nhưng thời xưa ta phải là học trò của môn phái mới biết được tên thế.
Chúng tôi nhắc sự kiện nầy để giải thích là khi những thế của hai môn võ mà trùng tên thì chắc là hai môn nầy cùng một nguồn gốc !

Chúng tôi có tìm thấy những tên sau đây trong những bài của Thái Cực Quyền và Thiếu Lâm Quyền :

- Bạch hạc lượng sí,
- Bài cước,
- Bạch xà thổ tín,
- Bạch viên hiến quả,
- Bạch vân cái đỉnh,
- Triều thiên,
- Xung,
- Đả hổ,
- Đơn tiên,
- Đương đầu pháo,
- Nhị khởi cước,
- Phản thân,
- Phục hổ,
- Hải để lao nguyệt,
- Hoài trung bảo nguyệt,
- Hoàng long tam giảo thủy,
- Kim cang đảo đối,
- Kim kê đc lập,
- Khóa hổ,
- Lan trửu,
- Liên hoàn pháo,
- Điểu long bải vĩ,
- Thất tinh,
- Tước địa long,
- Đồng tử bái Quan Âm,
- Tảo đường thoái,
- Thập tự cước,
- Thập tự thủ,
- Dương cung xạ hổ,
- Vi Đà hiến can,
- Tiên nhân chỉ lộ,
- Tà hành,
- Tuyền phong cước,
- Yến tử chác,
- Dã mã phân tung,
- Ngọc nữ xuyên thoa,
- Trảm thủ,
- vân vân...

Như ta thấy, danh sách những thế trùng tên rất dài. Hơn nửa phần lý thuyết của hai môn phái có nhiều sự trùng hợp như : triền ty, phát kình, cương nhu tương tể, tứ lạng bạt thiên cân ...
Và nhiều tên thế nêu trên đều nằm trong quyển sách của Thích Kế Quang.

Chúng tôi có thể kết luận là Thiếu Lâm Quyền và Thái Cực Quyền đều chịu ảnh hưởng của môn quyền của Thích Kế Quang. Và vì núi Tung sơn không xa làng Trần gia câu, chúng tôi củng nghỉ là hai môn quyền thuật hoặc cùng một nguồn gốc hoặc đã ảnh hưởng lẩn nhau.

Điều thứ tư
Ba tên Kim cang, Vi Đà và Quan Âm trong những thế như : thế thứ hai của Thái Cực quyền đệ nhất lộ, thế thứ bốn mươi bảy của Thái Cực đơn kiếm và thế thứ hai của Thái Cực thập tam can không có trong quyển sách của Thích Kế Quang.
Ba tên của hai vị Phật và một vị Thần nầy cho phép chúng tôi nghỉ là môn Thái Cực Quyền bắt nguồn từ Thiếu Lâm Quyền. Và môn Thiếu Lâm có gốc từ võ thuật của Thích Kế Quang vì trong hơn nửa những bài của Thiếu Lâm đều có ít nhất một thế của Thích Kế Quang.
Xin nhắc lại là chùa Thiếu Lâm thường mời danh tài võ thuật đến chùa để trao đổi kỹ thuật.

Điều thứ năm
Lược sử gia võ thuật Matsuta Takachi, trong quyển Trung Quốc võ thuật sử lược, ghi lại những trùng hợp giữa hai môn phái : bài Hồng quyền, bài thứ tư của môn Thái Cực Quyền thời xưa, giống bài Hồng quyền của Thiếu Lâm Môn.
Trong bài Bàng la bảng của Trần Vương Đình và một bài côn của Thiếu Lâm môn, Matsuta còn tìm thấy bốn thế giống nhau và mang cùng tên :
- Triều thiên thế,
- Đường sơn thế,
- Địa xà thế,
- Khóa kiếm thế.

Điều thứ sáu
Nhưng điều mà Matsuta không ghi nhận là hai thế trong bốn thế côn (Triều thiên thế và Khóa kiếm thế) mà ông nêu ra đều nằm trong phần Thương phổ của Thích Kế Quang. Và quan trọng hơn, bốn thế đó chúng tôi đều tìm thấy trong quyển sách của Trình Xung Đẩu (1561- ?), xuất bản vào năm 1621 : Thiếu Lâm côn pháp xiển tông ! Trình Xung Đẩu là đệ tử tục gia của chùa Thiếu Lâm.
Như vậy phải là Thiếu Lâm Quyền đã ảnh hưởng Thái Cực Quyền vì Trình Xung Đẩu sanh bốn mươi năm trước Trần Vương Đình ?

Điều thứ bảy
Vào năm 1984, quyển Thiếu Lâm võ thuật, xuất bản tại tỉnh Hà Nam, trình bày bài Tâm ý quyền. Tác giả Giá Triệu Tuyền nói là bài nầy được truyền từ ông tổ Giá Thục Vọng, một đệ tử của chùa Thiếu Lâm.
Giá Triệu Tuyền cắt nghĩa là ông tổ của ông đã chép bài Tâm ý quyền từ một quyển sách trong thư viện của chùa Thiếu Lâm, vào triều đại Hoàng Đế Khánh Hy (1662-1723), khoảng thời gian cuối đời của Trần Vương Đình (1600-1680). Mà phần diễn thế của bài Tâm ý quyền giống y bài Thái Cực quyền đệ nhất lộ và thế của hai bài trùng tên rất nhiều !

Khi chúng tôi khám phá ra quyển sách nầy, chúng tôi bị kinh ngạc bởi vài sự kiện.

- Sự kiện thứ nhất, chùa Thiếu Lâm và làng Trần gia câu chỉ cách nhau chừng độ hai ngày đi bộ. Vả lại, vào thế kỷ thứ 17, Trần Vương Đình có tới núi Tung sơn khuyên bạn ông là Lý Tế Ngộ (Li Jiyu) hàng đầu nhà Minh.

- Sự kiện thứ nhì, không như ta lầm tưởng, Thiếu Lâm Quyền và Thái Cực Quyền có lý thuyết, thế và bài rất giống nhau.

- Sự kiện thứ ba, Thiếu Lâm Quyền và Thái Cực Quyền đều bị ảnh hưởng bởi môn võ của Thích Kế Quang.

- Sự kiện thứ tư, hai môn đều có vài thế võ mà ta không tìm thấy trong môn võ của Thích Kế Quang...

Điều thứ tám
Theo như Đại tướng Du Đại Du thuật lại trong quyển "Chánh khí đương tập", vào năm 1561, Du Đại Du, lúc đem quân đi xuống hướng nam, đã ghé thăm chùa Thiếu Lâm, và chỉ trích môn côn pháp của các nhà sư, nộp hai hòa thượng Tông Kình và Phổ Tòng làm đệ tử, cùng nhau đánh đuổi quân Nhật Bãn trong ba năm ; Tông Kình và Phổ Tòng học với Du Đại Du côn, kiếm, khinh công và quyền pháp ; sau đó, Tông Kình trở về Thiếu Lâm tự và truyền lại môn võ của Du Đại Du.
Du Đại Du là bạn thân của Thích Kế Quang (1528-1588), Thích Kế Quang cùng tập luyện chung với Du Đại Du và học côn pháp với Du Đại Du. Dỉ nhiên trong nhửng môn võ của Thích Kế Quang ghi chép lại, có một phần là môn võ của Du Đại Du.


Kết luận cho tám điều trên

Tất cả những sự kiện trên cho phép chúng tôi nghỉ là môn Thiếu Lâm Quyền được hoàn toàn canh tân lại vào thế kỷ thứ 16 dưới sự ảnh hưởng của môn võ của Du Đại Du (1503-1579) và Thích Kế Quang (1528-1588).
Sau đó vài chục năm, Trần Vương Đình (1600-1680), Tưởng Phát (1574-?) hay một người khác học môn quyền của Thiếu Lâm và đem lại Trần gia câu.
Cuối cùng, Thiếu Lâm Quyền theo thời gian được canh tân lại nhiều lần.

Tóm lại, Thái Cực Quyền bắt nguồn từ môn võ của hai ông Du và Thích qua sự trung gian của Thiếu Lâm Quyền vào thế kỷ thứ 16 và 17.
Dỉ nhiên môn Thái Cực Quyền sau đó đã chịu ảnh hưởng của những môn khác và được gia đình họ Trần tu bổ thêm nên môn Thái Cực có những đắc điểm mà ta không tìm thấy trong môn võ của Du hay của Thích hay môn Thiếu Lâm.


Nguyễn Quí Jacques và Dufresne Thomas

03 août 2007

Thích Kế Quang, đơn giản và hữu dụng trong võ thuật Trung Hoa

Trong lịch sử võ thuật Trung Hoa, có những nhân vật mà ai cũng đều biết đến, như hòa thượng Đạt Ma, đạo sĩ Trương Tam Phong hay đại tướng Nhạc Phi, mà truyền thuyết gán cho nhiều công lao. Ngược lại có những danh tài dù có bằng chứng khoa học xác nhận công trình của họ, nhưng lại ít người nhắc đến. Đó là hai đại tướng Thích Kế Quang và Du Đại Du. Lần lược trong hai bài, chúng tôi xin giới thiệu công lao của hai vị nầy. Và bài nầy xin trình bày gia tài do Thích Kế Quang truyền lại.

Thích Kế Quang (1528-1588) người tỉnh Sơn Đông, miền Bắc Trung Quốc, thuộc gia đình truyền thống quan võ, từ nhỏ, được cha cho theo học văn chương và binh thư. Từ 1544, lúc 16 tuổi, ông thừa kế cha chức phó tư lệnh thành Đăng Châu. Tới năm 1549, tại Sơn Đông, ông đổ võ cử nhân, nhưng năm sau rớt khoa võ tiến sĩ tại Bắc Kinh. Lúc đó quân Mông Cổ vượt qua Trường thành đánh vào thành Bắc Kinh nên ông ở lại tham gia bảo vệ kinh thành. Sau ông trở lại Sơn Đông, cho tới năm 1555 được phong chức tham tướng tại Triết Giang, hợp tác với Du Đại Du đánh quân cướp biển người Nhật. Ông huấn luyện 3000 quân qua "Uyên ương trận", cốt ý chống lại quân Nhật đáng sợ với đường tên chính xác và đao có thể cắt đứt võ khí binh lính Trung Quốc. Trận pháp gồm người mang đồ đở để chống lại tên, người cầm cây trúc còn nhánh cây dùng để làm chậm bước tiến của người Nhật dùng đao, trong lúc người mang trường thương thừa cơ hội đâm quân cướp. Nhưng phải chờ tới năm 1567, quân Nụy Khấu mới được dẹp tan.
Vào thời đó ông nhờ Du giới thiệu học với Lý Lương Khâm côn thuật. Và năm 1567, ông được phong chức phó tư lệnh tại Bắc Kinh.
Tại Triết Giang, vào 1560, ông bắt đầu soạn quyển "Kỹ hiệu tân thư", tới 1562 mới có dịp xuất bản. Tác phẩm gồm 18 quyển, trong đó quyển thứ 14 "Quyền kinh tiệp yếu thiên" luận bàn về quyền thuật, chứa đựng 32 thế, tuy đơn giản nhưng hữu dụng. Quyển thứ 10 là "Trường binh đoản dụng thuyết thiên" ghi lại 24 thế thương, quyển thứ 11 có "Đằng bài tổng thuyết thiên" với 8 thế dùng khiêng, và "Lang tiển tổng thuyết thiên" dạy 6 thế lang tiển của Trần Đệ. Quyển thứ 12, "Đoản binh trường dụng thuyết thiên" chép lại chương "Kiếm kinh" của Du Đại Du với 14 hình song đấu côn. Và quyển thứ 13 "Xạ pháp thiên" là của đại tướng Du, ghi lại cách bắn cung.
Lúc ông chiến đấu quân cướp biển Nhật, ông nhận định là đao Nhật đơn giản nhưng lợi hại nên trong lần tái bản đã giảng về môn đao nầy trong hai chương "Yêu đao giải" và "Trường đao giải".

Mở đầu cho phần quyền thuật, ông viết : "Quyền pháp không can dự đến trận chiến, chỉ để hoạt động tay chân, chăm sóc thân thể, dẫn nhập cho binh thuật" (Quyền pháp tự vô dự ư đại chiến chi kỹ, nhiên hoạt động thủ túc, quán cần chi thể, thử vi sơ học nhập nghệ chi môn dã). Như vậy quyền thuật chỉ là kỹ thuật phụ trong quân đội dưới triều đại nhà Minh.
Tuy vậy hiện nay trong hơn nữa số bài quyền của chùa Thiếu Lâm, chúng tôi có thấy ít nhứt một thế của Thích Kế Quang, và có thể nêu ra vài thế như Thất tinh, Đơn tiên, Kim kê độc lập, Đảo tháp thế, Chỉ đang thế, Nhất điều tiên, Khóa hổ, Đương đầu pháo.
Đường Hào (1897-1959), lịch sử gia võ thuật Trung Hoa, có tìm được 29 thế của họ Thích trong 7 lộ của Trần gia Thái Cực Quyền xưa.
Và có hai thế thương của Thích Kế Quang còn lưu lại trong Trần gia Thái Cực Quyền và Thiếu Lâm Phái : Khóa kiếm thế và Triều thiên thế.
Như vậy hai môn phái quan trọng của Trung Quốc đều chịu sự ảnh hưởng của Thích Kế Quang, qua trung gian của Du Đại Du, bạn thân của ông. Vì họ Du có truyền võ thuật cho một nhà sư chùa Thiếu Lâm, chuyện nầy chúng tôi sẽ bàn trong bài sau. Và chúng tôi có chứng minh sự liên hệ giữa Thiếu Lâm Quyền và Thái Cực Quyền của họ Trần.

Phần binh khí có ghi lại tám thế thương căn bản (Bát mẩu thương khởi thủ) nền tảng của thương pháp hiện đại, hiện vẫn còn lưu truyền trong tất cả các môn phái. Trong đó có ba thế quan trọng là "Lan nả trát", lan là quấn đầu thương nghịch chiều kim đồng hồ để gạt một đòn đâm, nả là thế đi theo chiều kim đồng hồ nhằm tấn công vào tay trước của địch để rồi đâm (trát) vào thân hay cổ địch.

Thích Kế Quang có ghi lại bốn nguyên lý chiến đấu.
Nguyên lý "Thường sơn xà trận pháp" chép lại từ Tôn Tử binh pháp (thế kỷ thứ 5 trước Tây Lịch) được ông áp dụng trong quyền thuật : "chánh như Thường sơn xà trận pháp, đánh đầu thì đuôi tiếp ứng, đánh đuôi thì đầu tiếp ứng, đánh thân thì đầu và đuôi tương ứng" (chánh như Thường sơn xà trận pháp, kích đầu tắc vỹ ứng, kích vỹ tắc đầu ứng, kích kỳ thân nhi đầu vỹ tương ứng). Trong Vịnh Xuân chi thủ, khi địch chụp tay phải ta, tay trái ta liền tấn công ; khi địch chụp cổ tay phải ta, ta liền tiến sát gần đánh tấp chỏ phải. Lúc luyện Thái Cực thôi thủ, nếu chỏ ta bị chụp, ta liền dùng vai hất địch. Trong bài Tinh Võ Hội Hợp chiến quyền, khi ta bị bẻ tay, ta liền xoay người theo chiều bẻ tay, dùng tay kia chụp cổ đối thủ.

Chiến thuật trá bại được đại tướng trình bày trong ba chương về quyền, côn và thương. Đó là ba thế "Đảo kỳ long", "Tẩu mã hồi đầu thức" và "Dương du trá hồi thương pháp". Đây là chiến thuật giả bộ thua chạy dụ địch đuổi theo để xoay người đánh một quyền hay đâm một thương, còn lưu lại trong các bài binh khí như Trung Ương Quốc Thuật Quán Tam tài kiếm, Tinh Võ Hội Ngũ hổ thương, Thất Tinh Đường Lang Yến Thanh đơn đao, Vĩnh Xuân Bạch Hạc Song long xuất thủy song đao, Trần Gia Thái Cực Thập tam can, Trần Gia Thái Cực Xuân Thu đại đao... Quyền thuật tại hai tỉnh Quảng Đông và Phước Kiến, có thế giả thua xoay lưng chạy rồi ngồi xuống đất để bất thình lình xoay người lại ném cát vào mắt địch hay nhảy lên đá vào hạ bộ đối thủ, thế có tên là "Linh miêu hí thử" (mèo đùa giởn với chuột !).

Nguyên lý "hư thật" và "kỳ chánh" xuất từ Tôn Tử binh pháp được áp dụng trong quyền thuật. Hư thật và kỳ chánh chỉ sự dối trá để lừa địch, đòn đầu là hư và đòn sau là thật. Nhưng hai đòn đầu cũng có thể là hư chỉ đòn thứ ba và thứ tư mới là thật, đây là "Hư hư thật thật" hay "Kỳ kỳ chánh chánh". Địch không biết lúc nào là hư lúc nào là thật !

Khái niệm "tiểu môn" và "đại môn" là nền tảng của võ thuật Trung Quốc. Muốn tấn công địch như muốn vào nhà, muốn vào nhà thì ta phải mỡ cửa, nhà xưa đều có hai cửa : cửa trước và cửa sau. Đại môn là khoảng cách giữa hai tay, là cửa trước, tiểu môn là hông hay lưng địch, là cửa sau. Đường đi vào đại môn ngắn hơn nhưng nguy hiểm hơn vì địch có thể phản công dễ dàng. Ta tấn công vào đại môn khi ta ra đòn trước, khi thế lực ta mạnh hơn. Khi đòn địch không nằm trên trung tâm tuyến thì ta tiến vào cửa chánh vừa đở vừa tấn công.
Thường ta chờ địch tấn công để kéo tay địch qua một bên buộc địch mở tiểu môn để ta xâm nhập, như Thích Kế Quang giải thích trong thế "Phao giá tử". Đây là nguyên lý rất quan trọng trong võ thuật Trung Hoa. Bát Quái Chưởng vừa niêm kéo tay địch qua một bên vừa chạy qua bên kia để đánh vô lưng địch. Vịnh Xuân né mình qua bên và hất tay đối thủ để tấn công vào bên hông. Bắc Phái Đường Lang Quyền tiến vào trung môn kéo tay địch qua bên để tấn công.

Khi ta nghiên cứu qua 32 thế quyền của đại tướng, ta có thể thấy vài chiến lược khác như "Thanh đông kích tây" (Làm tiếng động hướng đông nhưng đánh hướng tây) và "Thượng kinh hạ thủ" (Làm địch sợ hải ở trên để tấn công ở dưới).
Và nguyên lý quan trọng khác là "tiệt đả", hiện nay là căn bản của võ thuật Trung Quốc : vừa tiếp đón đòn địch lúc chưa phát triển trên đường chính diện, vừa phản công.

Gia tài Thích Kế Quang để lại là nhiều thế võ đơn giản kèm theo vài nguyên lý chiến đấu đã ảnh hưởng rất nhiều môn phái cận đại, trong đó có hai môn phái lớn là Thiếu Lâm Quyền và Thái Cực Quyền. Những nguyên lý ông truyền lại, tuy giảng nghĩa phức tạp nhưng trong thực dụng rất đơn giản và hữu hiệu.

Nguyễn Quí Jacques & Dufresne Thomas
Báo Thể thao thành phố Hồ Chí Minh số 179 (ngày 22/10/2001) và số 184 (ngày 29/10/2001)

Tài liệu tham khảo :
Thích Kế Quang, Kỹ hiệu tân thư, Trung Quốc,
Dictionary of Ming biography, volume I, Columbia University Press, Mỹ, 1976,
Matsuta Takachi, Trung Quốc võ thuật sử lược, Trung Quốc, 1984,
Mã Hiền Đạt và đồng nghiệp, Trung Quốc võ thuật đại tự điển, Trung Quốc, 1990.

23 janvier 2007

Un ancien traité de Taiji Quan

Le Taiji Quan lun est un des traités les plus fameux de Taiji Quan. Ce texte a été découvert au milieu du 19e siècle par Wu Chengqing, frère aîné de Wu Yuxiang (1812-1880). Il est attribué à un certain Wang Zongyue (fin du 18e siècle).

En voici une traduction nouvelle, plus littérale que littéraire...




 

太 極 拳 論

Taiji Quan lun

« Traité de Taiji Quan »





 

太 極 者 , 無 極 而 生 , 動 靜 之 機 , 陰 陽 之 母 也 。

Taiji zhe, wuji er sheng, dongjing zhi ji, Yinyang zhi mu ye.

« Qu’est-ce que le Taiji ? (Il) naît du Wuji, (il est) le mécanisme du mouvement et de l'immobilité, (il est) la mère du Yin et du Yang. »


Remarques : Le Wuji, principe philosophique chinois, symbolise le néant, l’indéfini. C’est ce qui précède l’engagement, le combat.

Dès que les mains sont en contact, les deux opposants forment un Taiji.

L’attente précède l’attaque, comme l’immobilité précède le mouvement.

Ji, que nous avons traduit ici par mécanisme, a aussi le sens de moteur, de secret et de stratagème.

Est-il utile d’ajouter que le Yin complète le Yang pour former un Taiji, de même que la défense de l’un complète l’attaque de l’autre sans s’y opposer ?




 

動 之 則 分 , 靜 之 則 合 。

Dong zhi ze fen, jing zhi ze he.

« (Si on) bouge alors (on est) séparé, (si on est) immobile alors (on est) uni. »

Remarques : L’expert est immobile (Jing), comme une araignée sur sa toile, à « l’écoute » de sa proie, en contact (He) avec elle. Dès que l’adversaire attaque, il se dévoile...

Sunzi (fin 5e-début 6e av. J-C), le plus grand stratège chinois, dans son Art de la guerre (Bing fa 兵法), recommandait : « Partir en dernier, arriver en premier » (Hou ren fa, xian ren zhi 後人發,先人至).

Les Budokas japonais écrivent plus simplement : « (Partir) après (arriver) avant » (Go no sen).

Sunzi ajoutait : « Pour être un bon stratège, (il faut) d’abord ne pas se laisser vaincre, ensuite attendre l’adversaire pour le vaincre » (Xi zhi shan zhan sheng zhe, xian wei bu ke sheng, yi dai di zhi ke sheng 昔之善戰者,先為不可勝,以待敵之可勝).

Au 16e siècle, Li Liangqin, spécialiste de la lance, professait de : « Garder l’immobilité (pour) attendre le mouvement » (Yi jing dai dong 以靜待動). Son élève, le général Yu Dayou (1503-1579), enseignait lui aussi cette Attente (Dai 待).

L’attente se retrouve également dans la « Boxe interne » (Neijia Quan), dans le Taiji Quan de la famille Chen, ainsi qu’à Shaolin. La famille Liu, qui s’adonne à la boxe de Shaolin depuis plusieurs générations, précise : « Occuper la porte centrale (et) attendre l’adversaire » (Caiding zhongmen dai di 踩定中門待敵).

Cette attente (Tai selon la prononciation On japonaise) est également connue des experts de sabre japonais. Akira Kurosawa (1910-1998) l’a notamment mise en scène dans ses Sept samouraïs (Shichinin no samourai). Lors d’un duel au bokken puis au sabre, le meilleur bretteur de la bande, Kyuzo (joué par Seiji Miyaguchi), attend l’attaque de son adversaire.

On ne sera pas étonné que l’Attente (Tai) des sabreurs japonais s’écrive avec le même caractère que l’Attente (Dai) de Sunzi, de Li Liangqin, de Yu Dayou, du Shaolin Quan, du Taiji Quan et du Neijia Quan...




 

無 過 不 及 , 隨 曲 就 伸 。

Wu guo bu ji, sui qu jiu shen.

« Sans précéder ni être en retard, (je) suis la flexion (ou) l’extension (de l’autre). »

Remarques : Si l'adversaire se replie, alors on s’étend. S’il s’étend, on se replie. On suit souplement son mouvement, en collant à lui.

Le « Canon de la boxe » (Quanjing), chant du Taiji Quan de la famille Chen détaille : « (Je) laisse faire, (je suis) la flexion (ou) l’extension, l’adversaire ne (peut) comprendre ; m’approchant et l’entourant je me conforme complètement à lui » (Zong fang qu shen ren mo zhi, zhu kao chan rao wo jie yi 縱放屈伸人莫知,諸靠纏繞我皆依).

Chen Changxing (1771-1853), expert de cette même famille, dans ses « Dits sur les règles de l'application martiale » (Yongwu yaoyan 用武要言), résume : « S’accorder (à) l’adversaire, le prendre comme guide » (Yu di yi de ren wei zhun 遇敵以得人為準).

Cette idée est déjà présente chez le général Yu Dayou, grand connaisseur de l’art du bâton : « Suivre le mouvement de l'adversaire, (pour) emprunter la force de l’adversaire » (Shun ren zhi shi, jie ren zhi li 順人之勢,借人之力).

Cela peut surprendre, mais cette idée est tout aussi présente dans le Shaolin Quan. C'est la Force cotonneuse (Mianjing 綿勁), citée par le « Canon de la boxe de Shaolin » (Shaolin quanpu 少林拳譜).




 

人 剛 我 柔 謂 之 走 , 我 順 人 背 謂 之 黏 。

Ren gang wo rou wei zhi zou, wo shun renbei wei zhi nian.

« Il (est) dur je (suis) souple (cela) se nomme se dérober, je suis (derrière) son dos (cela) se nomme coller. »

Remarques : On ne s’oppose pas à la poussée, on y cède.
On ne quitte pas l’adversaire, on le suit comme son ombre, comme si on poursuit un fuyard.




 

動 急 則 急 應 , 動 緩 則 緩 隨 。

Dong ji ze ji ying, dong huan ze huan sui.

« (Il) bouge vite alors (je) réagis vite, (il) bouge lentement alors (je) réagis lentement. »

Remarque : Si l’adversaire tire ou pousse lentement, il est dangereux d’essayer de le contrer immédiatement, car il peut utiliser alors notre force.

Il faut plutôt attendre, en l’obligeant à se révéler. Le singe ne cueille pas un fruit vert.


 

雖 變 化 萬 端 , 而 理 唯 一 貫 。

Sui bianhua wanduan, er li wei yiguan.

« Bien qu’ (il y ait) dix mille manières de transformer (l’attaque adverse), (il n'y a qu’) un seul principe (qui les) relie (toutes). »

Remarques : Yiguan littéralement est le fil qui relie les perles, ces perles étant bien sûr les dix mille manières. Yiguan symbolise le principe unique qui régit les réactions du stratège.



 

由 著 熟 而 漸 悟 懂 勁 , 由 懂 勁 而 階 及 神 明 。

You zhu shu er jian wu dongjing, you dongjing er jie ji shenming.

« Avec l'entraînement (on) arrive peu à peu à la compréhension du Dongjing, avec le Dongjing (on) parvient graduellement à la clarté divine. »

Remarques : Dans une première étape, on comprend les attaques adverses ; dans une seconde étape, cette compréhension gagne tout l’être en profondeur.

Le Dongjing est la « Force qui comprend » les mouvements de l’opposant.

La Clarté divine (Shenming) est l’état de conscience où l’esprit (Shen) devient parfaitement lucide (Ming).

 

 

然 非 用 力 之 久 , 不 能 豁 然 貫 通 焉 。

Ran fei yongli zhi jiu, buneng huoran guantong yan.
« C’est pourquoi (il faut s’exercer) longtemps (à) ne pas utiliser la force, (car on) ne peut comprendre tout cela rapidement. »

 

Remarque : Lorsque tout un chacun est poussé, son réflexe est de résister... et le plus puissant des deux antagonistes l’emporte.
L’expert, lui, s’entraîne à ne pas s’opposer, afin d’emprunter la force adverse.

 

 

虛 領 頂 勁 , 氣 沉 丹 田 , 不 偏 不 倚 , 忽 隱 忽 現 。

Xu ling ding jing, qi chen Dantian, bupian buyi, huyin huxian.
« Souplement diriger la force vers le haut, descendre l’énergie dans le Dantian, sans se pencher ni s’appuyer (sur l’adversaire), soudain on cache, soudain on montre. »

 

Remarques : L’historien Tang Hao 唐豪 (1896-1959) a remarqué que tout le début de ce traité était inspiré par un texte philosophique de Zhou Dunyi 周敦頤 (1017-1073) paru en 1757 dans « Les œuvres complètes de Maître Zhou » (Zhouzi quan shu 周子全書).
Voici ces passages : « (D’abord) le Wuji puis le Taiji... le Taiji engendre le Yin et le Yang... sans le précéder ni être en retard... sans s’écarter ni dévier... le Yang est le mouvement et le Yin est l’union (He), (c’est) pourquoi le jour Yang est changeant et le jour Yin est uni (He)... le Yin et le Yang ne sont pas séparables, mutuellement (ils) s’harmonisent merveilleusement » (Wuji er Taiji 無極而太極... Taiji sheng Yinyang 太極生陰陽... wu guo bu ji 無過不及... bu pian bu yi 不偏不倚... Yang zhu dong er Yin zhu he, gu Yang yue bian Yin yue he 陽主動而陰主合 , 故陽曰變而陰曰合... Yinyang bu xiang li, you you xiangxu xianghu zhi miao 陰陽不相離 , 又有相須相互之妙).

Le buste est décontracté mais vertical (Xu ling ding jing), le centre de gravité est bas (Qi chen Dantian).
Le Champ de cinabre (Dantian), foyer de l’Energie (Qi), se trouve dans le ventre, à quelques centimètres sous le nombril. Ce point correspond au centre de gravité. Biomécaniquement, le Dantian est un endroit où l’on va recevoir et amplifier l’énergie cinétique...

On ne peut rester immobile à attendre l’adversaire, que si l’on est parfaitement équilibré. C’est-à-dire que le buste est droit, que la tête est droite, que le centre de gravité est bas et que l’aplomb de ce dernier tombe au centre de notre polygone de sustentation. On doit toutefois rester souple, pour pouvoir réagir promptement à l’attaque.
De plus, maintenir le buste droit permet de pivoter aisément sur notre axe vertical de rotation (l’axe qui passe par le sommet de notre crâne, notre tronc et notre centre de gravité), telle une roue horizontale.

L’expert attend l’attaque, immobile, rien ne trahit ses intentions. Le ciel semble serein. L’assaillant passe à l’offensive, il est aussitôt surpris par un coup de tonnerre qui déchire le ciel...

 

 

左 重 則 左 虛 , 右 重 則 右 杳 。

Zuo zhong ze zuo xu, you zhong ze you yao.
« (Il exerce) une pression à gauche (je) vide la gauche, (il exerce) une pression à droite (je) vide la droite. »

 

Remarques : Ceci est l’équivalent de la stratégie fondamentale de l’art de la lance : si un assaillant attaque avec la technique Lan (mouvement dans le sens des aiguilles d’une montre, afin de presser latéralement), on répond immédiatement par la technique Na (mouvement dans le sens inverse des aiguilles d’une montre). S’il attaque avec Na, on répond par Lan.
Bref, si l’adversaire presse sur le côté, au lieu de lui résister, on cède, pour presser dans le même sens que lui. L’adversaire, perdant brusquement le point d’application de sa force, se trouve emporté par sa propre énergie cinétique.

L’entraînement à la stratégie de la lance est souvent illustré dans les films de Liu Jialiang (né en 1935), à la fois pratiquant de Hongjia et réalisateur de Hongkong. Liu Jialiang a eu les honneurs des Cahiers du cinéma en 1984.
Dans son film Lu Acai et Huang Feihong (Lu Acai yu Huang Feihong, distribué en France sous le titre du Combat des maîtres), le jeune Huang Feihong (interprété par Liu Jiahui), sous la direction de Lu Acai (joué par Chen Guantai), s’entraîne inlassablement, avec la pointe de sa lance, à tourner autour d’un frêle bol tenu verticalement, en essayant de ne pas le casser...

 

 

仰 之 則 彌 高 , 俯 之 則 彌 深 。

Yang zhi ze migao, fu zhi ze mishen.
« (S’il) presse vers le haut alors (je l'emmène encore) plus haut, (s’il) presse vers le bas alors (je l'amène encore) plus bas. »

 

Remarques : Ce couple Yang/Fu (presser vers le haut ou vers le bas) fait partie du vocabulaire traditionnel des arts martiaux chinois.
Cheng Chongdou (1561-1636), dans sa pratique de la lance, oppose la main en supination (Yangshou 仰手), à celle en pronation (Fushou 覆手), le caractère Fu (tourner) étant homophone de celui utilisé dans le Taiji Quan lun.
En Bagua Zhang, existe aussi la paume qui presse vers le haut (Yangzhang 仰掌) et celle qui presse vers le bas (Fuzhang 俯掌), avec, cette fois-ci, le même caractère Fu qu’ici.

 

 

進 之 則 愈 長 , 退 之 則 愈 促 。

Jin zhi ze yuchang, tui zhi ze yucu.
« (S’il) avance alors la distance (qui nous sépare) augmente, (s’il) recule alors la distance (qui nous sépare) diminue. »

 

Remarques : On adhère sans force. Si l’opposant tente d’augmenter la pression, en appuyant davantage, il n’y arrive pas, car on cède. S’il veut s’éloigner pour se décoller, il n’y arrive pas non plus, car on colle.

Les trois phrases précédentes, de 10 caractères chacune, traitent successivement des trois dimensions spatiales (gauche/droite, haut/bas, avant/arrière).

Les 30 derniers caractères, que nous venons de traduire, rappellent un passage du traité d’épée du chevalier Bi Kun 畢坤 (14e siècle).

 

 

一 羽 不 能 加 , 蠅 蟲 不 能 落 。

Yi yu buneng jia, yingchong buneng luo.
« Une plume ne peut s’ajouter, une mouche ne peut se poser. »

 

Remarque : Les mains réagissent avec sensibilité à la pression adverse. La réaction est mesurée à l’action.

 

 

人 不 知 我 , 我 獨 知 人 。

Ren buzhi wo, wo duzhi ren.
« Il ne me connaît pas, je suis seul à le connaître. »

 

Remarque : Selon l’ « Entretien entre (l’empereur) Tang Taizong et Monsieur Li Wei » (Tang Taizong Li Wei gong wendui 唐太宗李衛公問對), l’un des sept traités classiques de la stratégie chinoise : « Le bon stratège commence par ne point se laisser deviner, ainsi l’adversaire se trompe. » (Shan yong bing zhe, xian wei bu ke ce, ze di guai qi suo zhi ye 善用兵者,先為不可測,則敵乖其所之也).

La Force qui comprend (Dongjing) cherche, bien entendu, à ne pas être comprise...

 

 

英 雄 所 向 無 敵 , 蓋 皆 由 此 而 及 也 。

Yingxiong suo xiang wudi, gai jie youci er ji ye.
« Le héros tend à être invincible, grâce à tout ce qui a été dit plus haut (on y) parvient. »

 

Remarque : Il s’agit d’une allusion à l’aphorisme célèbre du stratège Sunzi : « Se connaître et connaître l’autre, alors cent combats sans défaite » (Zhi bi zhi ji, baizhan budai 知彼知己,百戰不殆).

 


 

斯 技 旁 門 甚 多 , 雖 勢 有 區 別 , 概 不 外 壯 欺 弱 , 慢 讓 快 耳 。

Si ji pangmen shenduo, sui shi you qubie, gai buwai zhuang qi ruo, man rang kuai er.
« Les techniques (des arts martiaux) sont innombrables, (et) bien qu'elles soient différentes, elles ne font pas exception (au fait que) le fort domine le faible, (que) le lent soit dominé par le rapide. »

 

Remarque : Ceux, qui ignorent la Force qui comprend (Dongjing), ne font que comparer leur force et leur vitesse ; le plus puissant et le plus véloce l’emportant sur le moins vif et le plus chétif.

 

 

有 力 打 無 力 , 手 慢 讓 手 快 , 是 皆 先 天 自 然 之 能 , 非 關 學 力 而 有 為 也 。

You li da wu li, shou man rang shou kuai, shi jie xiantian ziran zhi neng, fei guan xue li er you wei ye.
« (Lorsque) le fort bat le faible, (que) la main lente est dominé par la main rapide, cela (n)’est (qu’une) capacité innée, (qui) n'a rien à voir avec l'apprentissage de la force (raffinée). »

 

Remarque : L’auteur oppose la force brute, innée, à la force raffinée qui est le résultat d’un apprentissage et d’une compréhension profonde.

 

 

察 四 兩 撥 千 斤 之 句 , 顯 非 力 勝 , 觀 耄 耋 能 禦 眾 之 形 , 快 何 能 為 。

Cha Si liang bo qian jin zhi gou, xian fei li sheng, guan maodie neng yu zhong zhi xing, kuai he neng wei.
« (Si l'on) examine le dicton "quatre liang l'emportent sur mille livres", (il est) manifeste (que) le faible gagne, (d’ailleurs quand on voit) un vieillard tenir tête à une foule, est-ce grâce à la vitesse ? »

 

Remarques : 4 liang correspondent à 500 grammes, c’est-à-dire à mille fois moins que 1 000 livres.
Lorsque 4 liang l'emportent sur 1 000 livres, un gouffre s’ouvre brusquement sous les pieds de l’adversaire qui tombe emporté par son propre élan.
Un vieillard, malgré les ans, est capable de : « Pousser un bateau dans le sens du courant » (Shun shui tui zhou 順水推舟).

 

 

立 如 平 準 , 活 似 車 輪 。

Li ru pingzhun, huo si chelun.
« Debout comme une balance en équilibre, (mais) mobiles comme une roue. »

 

Remarques : La balance et ses deux plateaux symbolisent les deux lutteurs en contact. Le fléau vertical de la balance, bien qu’en équilibre, peut à tous moments tourner sur son axe, telle une roue.

Dès que l’on pousse une roue, elle se meut, roulant à la vitesse à laquelle on l’a poussée.

Et cette image de la roue qui tourne peut faire songer à une autre... celle du retour de manivelle.

 

 

偏 沉 則 隨 , 雙 重 則 滯 。

Pianchen ze sui, shuangzhong ze zhi.
(Si la balance) penche d’un côté alors (je) suis (ce mouvement), (si l’on reste tel) deux poids (lourds) alors (nous sommes) bloqués. »


Remarques : Les deux phrases précédentes, composées de 8 caractères chacune, sont liées.

L’image est la suivante, si on place 500 g dans chaque plateau d’une balance. Cette dernière reste en équilibre. Puis, si subitement on ajoute 999 livres d’un côté, le fléau tourne immédiatement sur son axe et le plateau tombe avec fracas.

En revanche, si, pour compenser, on ajoute aussitôt 999 livres sur l’autre plateau, la balance conserve son équilibre. Les « Deux poids » (Shuangzhong) s’annihilent.

 

 

每 見 數 年 純 功 , 不 能 運 化 者 , 率 皆 自 為 人 制 , 雙 重 之 病 未 悟 耳 。

Mei jian shunian chungong, buneng yunhua zhe, shuai jie zi wei ren zhi, shuangzhong zhi bing wei wu er.
« Lorsque (l'on) voit (quelqu'un qui pratique depuis de) longues années, (qu'il) ne peut transformer (l’attaque), (qu’il) se laisse dominer par l'adversaire, (c'est qu'il) n'a pas compris (ce) défaut des deux poids (lourds). »

 

Remarques : Il faut d’abord céder, pour ensuite contraindre. Lorsque deux débutants s’affrontent, on croirait voir deux jeunes taureaux.

 

 

欲 避 此 病 , 須 知 陰 陽 ﹕ 黏 即 是 走 , 走 即 是 黏 ; 陰 不 離 陽 , 陽 不 離 陰 ; 陰 陽 相 濟 , 方 為 懂 勁 。

Yu bi ci bing, xu zhi Yinyang : nian jishi zou, zou jishi nian ; Yin bu li Yang ; Yang bu li Yin ; Yinyang xiang ji, fang wei dongjing.

« (Si on) veut éviter ce défaut, il faut connaître (le principe du) Yin et (du) Yang : coller c’est se dérober, se dérober c’est coller ; le Yin va avec le Yang, le Yang va avec le Yin ; le Yin et le Yang se secourent l’un l’autre, (ceci est) le moyen d’acquérir la Force qui comprend. »

 

Remarque : Plus haut, l’auteur a déjà mis en parallèle : Coller (Nian) et se Dérober (Zou), dans le passage : « Il (est) dur je (suis) souple (cela) se nomme se dérober, je suis (derrière) son dos (cela) se nomme coller. »

Si l’adversaire tente de tirer, on cède en Collant (Nian) ; s’il tente de pousser, on cède en se dérobant (Zou). Les deux actions se complètent et, au bout du compte, se ressemblent, il s’agit toujours de céder souplement en restant collé...

 

 

懂 勁 後 愈 練 愈 精 , 默 識 揣 摩 ,漸 至 從 心 所 欲 。

Dongjing hou yu lian yu jing, moshi chuaimo, jian zhi congxin suoyu.
« (Avec) la Force qui comprend plus on s’exerce plus on devient subtil, cachez (ce secret et) approfondissez (le), jusqu'à (l’utiliser) progressivement à volonté. »

 

Remarques : Plus encore que leurs techniques, les experts en arts martiaux répugnaient à livrer leurs secrets biomécaniques et stratégiques qui donnent leur sens à ces techniques.
Certains de ces secrets sont aujourd’hui quasiment tombés dans l’oubli.

 

 

本 是 捨 己 從 人 , 多 誤 捨 近 求 遠 。

Ben shi sheji congren, duo wu shejin qiuyuan ».
« Il est primordial de renoncer à soi (pour) suivre l’autre, plus d’un (s’y est) trompé (en) renonçant à ce qui est près pour rechercher ce qui est loin. »

 

Remarque : Lorsque l’on veut utiliser la force de l’attaquant, on se livre parfois à des manoeuvres compliquées ; on lâche notre saisie afin d’en reprendre une autre qui nous paraît plus prometteuse ; on court après l’adversaire. Pendant ce temps, ce dernier se récupère.
La vérité est plus simple, l’autre est collé à nous, pourquoi le lâcher ? Il faut renoncer à ce qui est loin et compliqué, pour profiter de ce qui est simple et à portée de main.

 

 

所 謂 差 之 毫 釐 , 謬 之 千 里 , 學 者 不 可 不 詳 辨 焉 !

Suowei cha zhi haoli, miu zhi qian li, xuezhe buke buxiang bian yan !
« (C’est) ce qu’on appelle l’erreur d’un cheveu, (qui devient) une erreur de mille li, comment le lettré pourrait-il expliquer parfaitement (ceci) ! »

 

Remarques : L’erreur d’un cheveu (qui devient) une erreur de mille li est une paraphrase de l’expression précédente.

La simplicité et la profondeur de ce principe stratégique est une compréhension qui est au delà des mots.

 

 

是 謂 論 。

Shi wei lun.
« Ainsi se termine le traité. »

 

 


Ce texte décrit la Force qui comprend (Dongjing), lors d’une confrontation de Poussées de mains (Tuishou).
Son importance est d’autant plus grande que ce concept stratégique n’est nullement limité au Taiji Quan. Il s’applique tout autant aux Exercices de mains collantes (Nianshou), à la Lutte chinoise (Shuai jiao), à l’art des Clefs (Qinna), de la lance, du bâton, de l’épée, etc.

Et même, plus généralement, à tout affrontement stratégique...

Afin que l’on appréhende mieux la richesse des arts martiaux chinois, il faut ajouter que ce Dongjing n’est qu’un principe parmi des dizaines d’autres...
Le stratège les combine, tel un dragon qui virevolte à la surprise de tous.


© Traduction Thomas Dufresne, Jacques Nguyên, 2007.
Tous droits réservés.

20 janvier 2007

Le Tuishou

On peut diviser les distances de combat en deux groupes, les distances courtes (Duanda) et les distances longues (Changquan).

Dans le premier groupe, les assaillants sont en contact, dans le second, ils ne le sont pas encore.

Le premier groupe est si important que le Taiji Quan lui consacre un entraînement spécial : la Poussée de mains (Tuishou). On s’y entraîne à déséquilibrer l’adversaire, essentiellement en le tirant (Lu) ou en le poussant (An).

Biomécaniquement, pour pousser efficacement, il faut exercer une force rectiligne dont le vecteur traverse le centre de gravité de la personne poussée.

Lorsque l'on tire, au contraire, il faut éviter ou contourner notre propre centre de gravité. Il est recommandé même d’éviter ou de contourner l’axe vertical qui traverse notre tronc, axe qui passe grosso modo par ce centre de gravité.

Bien entendu, cela se fait en tournant autour de cet axe. Idéalement, notre axe de rotation est l’axe du combat, autour duquel les deux opposants tournent. Ceci est particulièrement visible dans l’Aïkido.

L’exercice de Poussée de mains (Tuishou) du Taiji Quan est une alternance, où l’un pousse vers le centre de gravité de l’autre, tandis que l’autre, pour se défendre, dévie cette force vers le côté, en tirant. Le premier peut alors chercher à réorienter le vecteur de force, vers le centre de gravité de l’autre, par exemple en poussant avec l’épaule (Kao)...

Lorsqu’une action longitudinale (pousser ou tirer) n’est pas suffisante, il faut déséquilibrer latéralement. Pour ce faire, on se sert en général d’un couple de force, couple de force sur lequel il y aurait tout autant à disserter.

15 décembre 2006

Quelques termes techniques vietnamiens

Bài : leçon, enchaînement, forme.

Bài binh khí : enchaînement d'armes.

Bài côn : enchaînement de bâton.

Bài quyền : enchaînement de boxe.

Bài thiệu : texte sous forme de poème décrivant les techniques d'un enchaînement de boxe ou d'armes.

Bình Định : région au Centre du Vietnam, réputée pour ses écoles de boxe et de bâton ; un proverbe dit : « Allez à Bình Định admirer les filles s’entraîner au bâton et à la boxe » (Ai về Bình Định mà coi, con gái Bình Định múa roi đi quyền).

Binh khí : armes.

Căn bản : base technique.

Côn : bâton à deux têtes.

Đao : sabre.

Giản : arme ayant la forme d'une barre de fer rectangulaire avec manche et sans pointe.

Gươm : épée à un seul tranchant, spécifique du Vietnam.

Hồng Gia : nom vietnamien du Hongjia chinois ; au Vietnam plusieurs écoles différentes portent ce nom.

Kiếm : épée à double tranchants.

Lam Sơn Võ thuật đạo : école de Quách Văn Kế.

Lưỡng tiết côn : terme moderne pour désigner le nunchaku ; arme ajoutée dans le répertoire de certaines écoles au Vietnam à partir des années 1970.

Môn phái : école, style d'arts martiaux.

Nhị tiết côn : voir à Lưỡng tiết côn.

Quyền : poing, boxe.

Roi : bâton à une tête.

Sa Long Cương : école fondée par Trương Thanh Đăng.

Tam tiết côn : fléau à trois branches.

Tấn : position.

Thảo : autre appellation d’un enchaînement d’armes ou de boxe.

Thế : technique.

Thiếu Lâm : nom vietnamien de Shaolin.

Thức : technique.

Thương : lance.

Trung Sơn Võ đạo : école de Mai Văn Phát.

Việt Võ Đạo : art martial vietnamien, terme Hán-Việt désignant l’école fondée par Nguyễn Lộc.

Võ Bà Trà Tân Khánh : boxe originaire du village Tân Khánh, au Sud du Vietnam; Hồ Văn Lành, plus connu sous le surnom Từ Thiện, enseignait cette boxe à Saigon.

Võ Đạo 武道 : voie de l’art martial ; terme souvent ajouté à la suite du nom d’une école (Lam Sơn Võ thuật đạo, Trung Sơn Võ đạo, Việt Võ Đạo…) ; appellation empruntée aux Japonais (Budo), d'abord par le Việt Võ Đạo, puis par plusieurs écoles du Sud.

Võ khí, vũ khí : armes.

Võ Lâm : école de Nguyễn Văn Sáu dit Đoàn Tâm Ảnh.

Võ Việt Nam : art martial vietnamien ; en France nom de l’école de Nguyễn Đức Mộc.

Vovinam Việt Võ Đạo : école de Nguyễn Lộc ; Vovinam est la contraction du terme Võ Việt Nam.

14 décembre 2006

L’origine du Taiji Quan et son rapport avec le Shaolin Quan

En 1994, dans notre livre « Taiji Quan art martial ancien de la famille Chen » (aujourd’hui épuisé), nous proposions une étude historique nouvelle sur l’origine du Taiji Quan.

Voici, légèrement résumé, ce que nous écrivions alors :

Pour essayer d'être plus clair, nous allons articuler cette discussion en huit points. Précisons que l'hypothèse sur l'origine du Taiji Quan, présentée ici, est inédite. Ce n'est qu'une hypothèse, mais elle a le mérite de s'appuyer sur des faits vérifiables.

1er point

C'est seulement à partir de la génération de Chen Wangting (17e siècle), que les Chen commencent à être cités pour leur dextérité martiale. Chen Wangting serait-il alors le créateur du Taiji Quan, ou le tiendrait-il d'un autre boxeur étranger à la famille ?

2e point

Le lettré Tang Hao (1897-1959) qui fit des recherches à Chenjia Gou (le village de la famille Chen), a formulé l'hypothèse que le Taiji Quan aurait été mis au point par Chen Wangting (1600-1680), à partir notamment du traité du Général Qi Jiguang (1528-1588), le Jixiao Xinshu. En effet, ce livre contient 32 techniques illustrées, synthèse de 16 boxes différentes de la fin de la dynastie des Ming (1368-1644), or 29 des 32 noms de ces techniques se retrouvent dans les sept enchaînements anciens du Taiji Quan. De plus, certaines de ces techniques ressemblent à celles du Taiji Quan.

Il nous semble qu'ainsi, Tang Hao a démontré clairement, que le Taiji Quan a été fortement influencé par la boxe de Qi Jiguang, mais il n'a peut-être pas démontré que l'influence fut directe... Chen Wangting n'a-t-il eu en main que le livre de Qi Jiguang, ou a-t-il appris d'un autre boxeur qui descendrait directement ou indirectement de Qi Jiguang ?

3e point

A une cinquantaine de kilomètres du village des Chen se trouve le Monastère Shaolin (Monastère de la "Petite forêt"), rendu célèbre en Occident par une série hollywoodienne et des films commerciaux de Hong-Kong. Hélas aujourd'hui, le temple est peuplé d'athlètes et d’acrobates qui vendent une boxe de Shaolin modernisée à l'usage des touristes passionnés, fortunés et parfois un peu naïfs... Pourtant ce monastère connut de beaux jours et sa boxe fut réputée.

Si l'on compare les enchaînements actuels du Shaolin Quan (la Boxe de Shaolin), enfin ceux qui semblent les plus anciens, avec ceux du Taiji Quan, on est frappé par la ressemblance. Plus d'une trentaine de techniques et un enchaînement (Paochui), portent en effet le même nom.

Aujourd'hui d'innombrables livres paraissent. Mais autrefois les noms des techniques n'étaient pas révélés aussi facilement au grand public, il fallait apprendre cette boxe pour les connaître.

Nous soulignons ceci, afin d'expliquer que souvent des noms identiques sont l'indice que les boxes sont proches parentes !

Au hasard de nos investigations, nous avons ainsi relevé, parsemés dans les trois quarts des enchaînements de Shaolin, les noms de techniques de Taiji Quan suivants :

- Baihe Liang Chi (La grue blanche déploie ses ailes),
- Bai Jiao (Balayer le pied),
- Bai She Tu Xin (Le serpent blanc dardant sa langue),
- Bai Yuan Xian Guo (Le singe blanc offre un fruit),
- Baiyun Gai Ding (Les nuages blancs couvrent les sommets),
- Chao Tian (Se dresser vers le ciel),
- Chong (Attaquer),
- Da Hu (Frapper le tigre),
- Dan Bian (Le fouet),
- Dang Tou Pao (Tirer à bout portant avec un canon),
- Er Qi Jiao (Donner un coup de pied sauté),
- Fan Shen (Se retourner),
- Fu Hu (Subjuguer le tigre),
- Haidi Lao Yue (Sortir la lune du fond de la mer),
- Huai Zhong Pao Yue (Porter la lune dans son sein),
- Huang Long San Jiao Sui (Le dragon jaune agite l'eau trois fois),
- Jingang Daodui (Jingang martèle),
- Jin Ji Du Li (Le coq d'or debout sur une patte),
- Kua Hu (Chevaucher le tigre),
- Lan Zhou (Bloquer avec les coudes),
- Lian Huan Pao (Les trois coups de canon qui s'enchaînent),
- Niaolong Bai Wei (L'oiseau-dragon remue la queue),
- Qi Xing (Former les sept étoiles),
- Que Di Long (Le dragon joue à terre tel un moineau),
- Tongzi Bai Guanyin (L'enfant qui vénère Guanyin),
- Saotang Tui (Balayer avec la jambe),
- Shi Zhi Jiao (Croiser le pied),
- Shi Zhi Shou (Croiser les mains),
- Wan Gong She Hu (Tirer à l'arc sur le tigre),
- Weituo Xian Gan (Weituo montre sa perche),
- Xianren Zhi Lu (Le dieu qui montre le chemin du doigt),
- Xie Xing (Avancée oblique),
- Xuan Feng Jiao (Le coup de pied cyclone),
- Yanzi Zhuo (L'hirondelle picore),
- Ye Ma Fen Zong (La crinière du cheval sauvage séparée par le vent),
- Yu Nü Chuan Suo (La fille de jade lance la navette),
- Zhan Shou (La main coupante),
- etc.

Comme on le voit, la liste est longue. De plus, la théorie des deux boxes, présente quelques analogies (le Chansi, le Fajing, l'alternance du Gang et le Rou, les quatre Liang qui gouvernent mille livres, etc.) Bref, le Taiji Quan et le Shaolin Quan ont l'air d'être d'assez proches cousins.

Notons enfin que plusieurs des techniques que nous venons de citer, se trouvent également dans le livre de Qi Jiguang.

Nous pouvons conclure de cela qu'il semblerait que les boxes de Shaolin et de Chenjia Gou ont toutes deux subi l'influence de celle de Qi Jiguang, et que, vu la proximité du Mont Song et de Chenjia Gou, l'une des deux boxes soit à l'origine de l'autre ou tout du moins l'ait fortement transformée.

4e point

Les noms de Jingang et de Weituo (deux divinités protectrices, gardiennes des temples bouddhiques) qui sont donnés par exemple : au deuxième mouvement du Diyilu ("Premier enchaînement" du style Chen) et au 47e mouvement du Taiji Danjian (l'Epée du Taiji), ainsi que celui de Guanyin (une déesse très importante du panthéon bouddhique) qui est donné à la deuxième posture du Taiji Shisan Gan (l'enchaînement des "Treize techniques de la perche du Taiji"), ne correspondent pas à des techniques de la boxe de Qi Jiguang.

Ces trois divinités bouddhiques pourraient donc laisser penser que le Taiji Quan est un héritier du vieux Shaolin Quan, lui-même héritier de l'art du Général Qi. La moitié environ, des enchaînements de Shaolin contiennent en effet, au moins une technique de Qi Jiguang.

Rappelons que le Monastère Shaolin avait pour coutume d'inviter les experts de Wushu (Art martial), afin d'enrichir ses connaissances.

Mais poursuivons...

5e point

L'historien du Wushu, Matsuta Takachi, dans son "Historique des arts martiaux chinois" (Zhongguo Wushu Shilue), parle lui aussi de ressemblances troublantes. Il cite le Hongquan (le Poing rouge) qui était jadis le quatrième enchaînement de Taiji Quan, et le met en rapport avec le Hongquan, son homonyme, pratiqué au Monastère Shaolin.

De plus, dans un enchaînement de bâton du style de Chen Wangting, le Panluo Bang et dans un enchaînement de bâton du Monastère Shaolin, Matsuta Takachi trouve quatre techniques analogues et ayant le même nom :

- Chaotianshi, la Posture dressée vers le ciel,
- Danshanshi, la Posture du Mont Dan,
- Disheshi, la Posture du serpent rampant,
- Kuajianshi, la Posture où l'on enjambe l'épée.

6e point

Ce que Matsuta Takachi ne précise pas, c'est que deux de ces techniques de bâton (Chaotianshi et Kuajianshi) se retrouvent aussi dans le traité de la lance de Qi Jiguang ; et surtout que ces quatre techniques se trouvent dans un traité de Cheng Chongdou, paru en 1621 : Shaolin Gunfa Chan Zong, les "Explications des vrais techniques du bâton de Shaolin" !

Alors cela signifierait-il, que c'est le Shaolin Quan qui a influencé le Taiji Quan, puisque Cheng Chongdou est né une quarantaine d'années avant Chen Wangting ?

7e point

En 1984, un livre paru dans la province du Henan, et intitulé Shaolin Wushu, présente un enchaînement dénommé Xinyiquan (la Boxe du coeur et de la pensée, à ne pas confondre avec la "Boxe de la forme et de l'esprit" : Xingyi Quan). Jia Zhaoxuan y déclare que sa famille détient cette boxe depuis un de ses ancêtres : Jia Shuwang, qui apprit le Shaolin Quan au monastère.

Jia Zhaoxuan explique que son ancêtre a recopié un vieux manuscrit au monastère, manuscrit qui décrivait cet enchaînement. Tout ceci se passait sous le règne de l'Empereur Kangxi (1662-1723), c'est-à-dire autour de l'époque de la mort de Chen Wangting. Hélas la bibliothèque de Shaolin a brûlé lors de l'incendie du temple en 1928. Or ce Xinyi Quan présente la même succession de techniques que le Diyilu (le Premier enchaînement) du Taiji Quan et les noms mêmes des techniques présentent des analogies certaines et nombreuses !


medium_Jia1.JPGmedium_Jia2.JPG

Enchaînement Xinyiquan de la famille Jia







medium_Jia3.JPG

Jingang martèle (Jingang Daodui) du Xinyiquan de la famille Jia

medium_ChenZhaokui1.JPG


Jingang martèle (Jingang Daodui) par Chen Zhaokui (1927-1981) d'après Chen shi Taiji Quan de Shen Jiazhen, Beijing, 1963

medium_Jia4.JPG

Technique de frapper le tigre (Da hu shi) du Xinyiquan

medium_ChenZhaokui2.JPG

Courber le dos et faire Kao (Bei zhe kao) par Chen Zhaokui

medium_Jia5.JPG

Technique basse (Xia shi) du Xinyiquan

medium_ChenZhaokui3.JPG

Tomber en croix (Die cha) par Chen Zhaokui

medium_Jia6.JPG


Les bras en croix, donner un coup de pied (Shi zi jiao) du Xinyiquan

medium_ChenZhaokui4.JPG



Les bras en croix, balayer le lotus (Shi zi bai lian) par Chen Zhaokui





Lorsque, à la publication de ce livre chinois, nous avons fait cette découverte, nous avons été frappés entre autres, par plusieurs faits.

- Premièrement, les sites de Shaolin et de Chenjia Gou, ne sont distants que de deux jours de marche. D'ailleurs Chen Wangting s'y est rendu, pour tenter de raisonner son ami Li Jiyu, au 17e siècle.

- Deuxièmement, le Shaolin Quan et le Taiji Quan du style Chen, contrairement à ce que l'on pense habituellement, ont une théorie, des techniques et des enchaînements présentant de troublantes similitudes.

- Troisièmement, le Shaolin Quan, comme le Taiji Quan, doit beaucoup à la boxe du Général Qi Jiguang.

- Quatrièmement, certaines techniques existent ou existaient, dans les deux boxes, mais ne se retrouvent pas dans la boxe de Qi...

8e point

Le Monastère Shaolin a participé à la lutte contre les "Pirates japonais" (Wo kou) au 16e siècle, en envoyant sur place des moines guerriers. Vu les mauvais résultats obtenus par l'armée chinoise et les champions de Wushu (Art martial), le Général Qi fut appelé pour sauver la situation. Les techniques du général et de son armée, réussirent, là où d'autres avaient échoué. La boxe de Qi Jiguang fut alors entourée d'un légitime prestige et il est tout à fait possible que des moines de Shaolin aient pu s'initier à l'art du Général Qi.


Conclusion à ces huit points

Tout ceci, nous amène à penser, que sous l'influence de la boxe du Général Qi Jiguang (1528-1588), le Shaolin Quan (la Boxe de Shaolin) fut profondément réorganisé.

Puis quelques années plus tard, Chen Wangting (1600-1680), Jiang Fa ou un autre, apprit ce nouveau Shaolin Quan, et l'apporta au village des Chen.

Enfin, le Shaolin Quan fut ensuite et plusieurs fois, complètement réorganisé.

Bref, si notre hypothèse est la bonne, le Taiji Quan descendrait de la boxe de Qi, par l'intermédiaire du Shaolin Quan du 16e ou 17e siècle.

Bien sûr le Taiji Quan a dû subir d'autres influences et les Chen n'ont pas manqué de modifier leur art pour tenter de l'améliorer.

Toujours est-il que la Boxe du Taiji recèle des caractéristiques que l'on ne retrouve ni chez Qi Jiguang, ni chez les Jia, ni au Monastère Shaolin, comme l'alternance très marquée de la lenteur et de la rapidité, qui font de lui, un art original, bien qu'évidemment héritier du Wushu (Art martial) de l'ancienne Chine.

----------------------

Depuis, nous avons fait d'autres découvertes que nous espérons publier un jour.

Quant à l'historien Matsuta Takachi, au moment même où nous publions ceci en France, il sortait lui aussi, dans la revue japonaise Wushu, une étude sur les liens historiques entre le Shaolin Quan et le Taiji Quan...

08 décembre 2006

Les origines du Võ Lâm

L'Art martial de la forêt (Võ Lâm) est une célèbre boxe vietnamienne, très présente, tant en France qu'au Viêt-Nam. Plusieurs écoles ont incorporé ses noms de techniques ou ses enchaînements, en les modifiant plus ou moins.

medium_18LaHan1973.jpg

Selon l’ouvrage Thập bát La hán quyền (de Đoàn Tâm Ảnh et Hàng Thanh, paru en 1973), l'école Võ Lâm vient de Nguyễn Văn Sáu. Et il y est précisé que :

1) Nguyễn Văn Sáu a appris en 1913 avec Mộc Đức Thiền Sư au temple Phi Lai, sur le mont Mã Dương dans le Nord de la Chine.

2) Les professeurs de Võ Lâm n’acceptant que quatre élèves en tout et pour tout, Nguyễn Văn Sáu fut le quatrième et dernier élève de son professeur.

A ce jour en Chine, nous n’avons trouvé trace ni des trois autres élèves de Mộc Đức Thiền Sư, ni de leur boxe, ni d’un mont Mã Dương.

medium_LaMaiNuong001.jpg

Selon le roman Lã Mai Nương (de Tề Phong Quân, publié dans les années 60) :

1) L'école Thiếu Lâm Bắc Phái est implantée sur le mont Mã Dương, dans le Sơn Đông (Shandong).

2) Le professeur n’accepte que quatre élèves.

medium_18LaHan1993.jpg

En 1993, dans son livre Thập bát La hán quyền toàn tập (co-écrit avec Lạc Việt), Nguyễn Văn Sáu reconnaît sans détour qu’il a créé les 72 techniques de base (Thất thập nhị huyền công) de son style, ainsi que les 18 Tiểu xà quyền (en fait 12 enchaînements, plus un nommé Liên hoán), et les 18 La hán quyền.

Le programme du Võ Lâm est en effet :

72 techniques de basemedium_72TTNHC1973.4.jpg

13 enchaînements Tiểu xà quyền

18 La hán quyền : Mê tông La hán quyền, Kim cang La hán quyền, Lôi công La hán quyền, Lực công La hán quyền, Khí công La hán quyền, Môn tinh La hán quyền, Pháp thân La hán quyền, Công cứ liên châu La hán quyền, La hán Ngũ hành quyền, La hán Hình quyền, La hán Linh thú ngũ quyền, La hán Lôi trận quyền, La hán Cương quyền, La hán Long môn quyền, La hán Hùng quyền, La hán Mai hoa quyền, La hán Liên hoàn quyền, La hán Hoa quyền.


medium_VoLam1.2.JPG


medium_VoLam2.2.JPG


medium_VoLam3.2.JPG