Ok

En poursuivant votre navigation sur ce site, vous acceptez l'utilisation de cookies. Ces derniers assurent le bon fonctionnement de nos services. En savoir plus.

28 novembre 2006

La Porte centrale

Chacun conviendra que pour franchir le seuil d’une porte (Men 門), il est préférable que cette dernière soit ouverte...

C’est pourquoi l’un des premiers objectifs du stratège est d’Ouvrir une porte (Kaimen 開門), afin que son attaque puisse s’y engouffrer.

Mais, quelle porte choisir ?

Traditionnellement, l’entrée principale est la « Porte centrale » (Zhongmen 中門).

Où se trouve cette Porte centrale ?

Sur la Ligne centrale (Zhongxin xian 中心線).

La Ligne centrale est une ligne droite qui passe par les sternums des deux combattants. Elle représente à la fois leur principale ligne d’attaque et leur principale ligne de défense. Car, on le sait, le plus court chemin d’un point à un autre est la ligne droite.

C’est en empruntant cette ligne que les attaques sont les plus fulgurantes et c’est en la contrôlant que la défense devient la plus impénétrable. Dès lors, on comprend avec quel soin le combattant se doit de surveiller ce passage.

La théorie se complique quelque peu, lorsque l’expert se glisse sur le côté pour contre-attaquer. Puisqu’il change brusquement la direction de sa Ligne centrale. Du coup, il devient difficile pour son adversaire de contrôler cette nouvelle Ligne centrale.


Les généraux Qi Jiguang 戚繼光 (1528-1588) et Yu Dayou 俞大猷 (1503-1579) distinguaient, dans leurs écrits, la Grande porte (Damen 大門) de la Petite porte (Xiaomen 小門).
La première se trouve à l’intérieur (c’est-à-dire entre les deux bras) et la deuxième à l’extérieur (c’est-à-dire à l’extérieur du bras le plus avancé).


Alors, quand faut-il entrer par la Grande porte et quand faut-il lui préférer la Petite porte ?

Le Shaolin Quan 少林拳 de la famille Liang 梁 conseille : « Si l’on est en infériorité on passe par la porte latérale, si l’on est en supériorité on entre par le palais central » (Li ruo cai bianmen, li qiang jin zhonggong 力弱踩邊門,力強進中宮).

Ces concepts de Porte et de Ligne centrale, de Grande et de Petite porte sont fondamentaux dans les arts martiaux chinois. Ils éclairent les techniques du Tanglang Quan 螳螂拳, Taiji Quan 太極拳, Tongbei Quan 通背拳, Xingyi Quan 形意拳, Shaolin Quan 少林拳, Yong Chun 詠春, Hongjia 洪家, Baihe 白鶴, Baimei 白眉, lance, épée, bâton à une tête, etc.

26 novembre 2006

Exemple simple d'un coup de poing

Selon une recommandation citée par Shen Jiazhen 沈家楨 (1891-1972) dans son Chen shi Taiji Quan 陳式太極拳 (Le Taiji Quan du style Chen) édité en 1963 :

« Pour s'entraîner au Taiji Quan, il faut entraîner le corps et non entraîner la main »
(Lian Taiji Quan yao lian zai shen shang, bu lian zai shou shang 練太極拳要練在身上,不要練在手上)


Que veut dire : entraîner le corps et non la main ?

Prenons un exemple :
Lorsque le débutant donne un coup de poing, son bras s’allonge vers l’avant, peu d’énergie cinétique est produite au bout du compte.

En revanche, lorsque l’expert décoche un coup de poing, tout son corps participe à la frappe.
Il commence par transférer son centre de gravité vers le pied avant, en détendant sa jambe arrière et en tournant ses hanches. Lors de ce transfert, les hanches ne montent ni ne descendent. Puis, sa colonne vertébrale se plie ou se déplie comme un ressort. Le bras est alors lancé vers l’avant, tel un fouet. Le mouvement est souple et félin, les muscles ne se contractent qu’au moment de l’impact et les muscles antagonistes restent relâchés. Aussitôt après la frappe, le corps se détend à nouveau. L’attaque est comme un coup de tonnerre dans un ciel serein.

25 novembre 2006

Lịch sử quyền thuật Trung Quốc, những giai đoạn quan trọng

1- Khởi nguyên có môn vật
Vết tích khảo cổ xưa nhất về quyền thuật Trung Hoa là một cây lược bằng gỗ ; trên cây lược nầy có khắc hình hai người, mình trần, đang ôm vật dưới sự giám định của một trọng tài. Cây lược nầy được tìm thấy vào năm 1975 trong ngồi mộ thời triều đại nhà Tần (221-207 trước Tây Lịch).
Thời nhà Hán (206 trước Tây Lịch-220 sau Tây Lịch), môn vật lấy tên là Tương Phốc (Xiangpu) (Tương Phốc có nghĩa là xô đẩy lẫn nhau). Hai chữ Xiangpu đọc theo tiếng Nhật là Sumo, như vậy môn Sumo hiện nay có thể cho ta một khái niệm về môn vật của Trung Hoa thời nhà Hán. Vả lại những lực sĩ môn Tương Phốc thời nhà Đường (618-907) mang y phục của những lực sĩ môn Sumo hiện nay.
Dưới thời nhà Tống (960-1279), những võ sĩ mới bắt đầu mang áo để tiện níu kéo. Như vậy những kỹ thuật đấu vật thời đó từ từ biến đổi và giống những kỹ thuật đấu vật hiện nay.

2- Quyền thuật dưới triều đại nhà Minh
Mãi cho tới triều đại nhà Minh (1368-1644) quyền thuật mới thịnh hành và phát triển nhờ có phong trào mại võ : trường võ dạy lấy tiền được mở ra cho công chúng.
Trước đó quyền thuật chỉ dành riêng cho những người sống về nghề võ : võ sư, quân lính, hiệp sĩ, tiêu sư, cướp đạo... Như những anh hùng (Lổ Trí Thâm, Võ Tòng, Lý Quỳ...) trong Thủy Hử Truyển, sách viết vào thế kỷ thứ 14.
Văn nhân, nhà sư trước đó ham chuộng múa võ khí, lúc nầy lần lần học quyền thuật.
Vào khoảng 1550, một trong ba đại văn hào thời đó, Đường Thuận Chi (1507-1560) soạn quyển Võ Biên, một phần ghi lại những môn quyền thuật phổ biến lúc đó. Khoảng mười năm sau, vào 1562, Thích Kế Quang (1528-1588) một trong những đại danh tướng của lịch sử Trung Hoa, xuất bản quyển Kỹ Hiệu Tân Thư, trong đó cả một chương được dành để ghi lại môn quyền thuật của ông.
Thích Kế Quang có công đánh đuổi bọn cướp biển Nhật Bản (được gọi là Nụy Khấu) hoành hành dọc bờ biển Trung Hoa. Để huấn luyện quân sĩ, ông lựa chọn những đòn thế đơn giản, nhưng rất hữu hiệu. Quân của ông có tiếng là trăm trận trăm thắng !
Cùng một thời, danh tướng Du Đại Du (1503-1579) ghi lại trong quyển "Kiếm kinh", xuất bản năm 1565, nguyên tắc chiến đấu côn pháp ; hầu hết môn phái hiện đại đều lấy lại nguyên tắc đó để áp dụng vào quyền thuật.
Khoảng 1600, quyền thuật chùa Thiếu Lâm bắt đầu danh tiếng. Trước đó chùa chỉ nổi tiếng về côn pháp.

3- Từ thế kỷ thứ 17 tới thế kỷ thứ 19
Thế kỷ thứ 17 là một thời kỳ hưng thịnh của quyền thuật Trung Hoa, nhiều danh tài xuất hiện :
- Trần Vương Đình (1600-1680), chỉ huy dân quân của huyện Ôn, thuộc tỉnh Hà Nam, sáng chế Thái Cực Quyền,
- Cơ Tế Khả (1602-1683), thuộc tỉnh Sơn Tây, lập ra Tâm Ý Quyền, sau được gọi lại là Hình Ý Quyền,
- Phương Thất Nương, một cô gái người tỉnh Phước Kiến, sau khi nhìn một con hạc trắng bay nhảy, chế ra Bạch Hạc Quyền, và dạy môn nầy tại huyện Vĩnh Xuân.
Rồi có những nhân vật như :
- Ngô Chung (1712-1802), người Hồi Giáo thuộc tỉnh Hà Bắc, lập Bát Cực Quyền,
- Trần Hưởng, người tỉnh Quảng Đông sống vào thế kỷ thứ 19, sáng lập lúc ông chỉ 30 tuổi, môn Thái Lý Phật,
- Đổng Hải Xuyên (1797-1882) truyền bá môn Bát Quái Chưởng tại Bắc Kinh...
Vào năm 1894, tại Bắc Kinh, bốn võ sư đề nghị hợp những môn võ họ đang dạy lại thành một môn mà họ gọi là Nội Gia. Bốn người đó là :
- Trình Đình Hoa (?-1900) thuộc Bát Quái Chưởng,
- Lưu Vĩ Tường thuộc Hình Ý Quyền,
- Lưu Đức Khoan (?-1911) thuộc Dương gia Thái Cực Quyền,
- Lý Tồn Nghĩa (1847-1921) thuộc Hình Ý Quyền và Bát Quái Chưởng.

4- Loạn Quyền Phỉ
Vào cuối thế kỷ thứ 19, Nghĩa Hòa Đoàn là một hội có chủ trương giải thoát nước Trung Hoa khỏi sự xâm chiếm của ngoại quốc. Hội viên là những người trẻ tuổi đầy nhiệt huyết, được huấn luyện cấp tốc vài thế võ. Phần đông đều học qua môn Thần Quyền. Môn quyền nầy nhờ sự cầu thần nhập vô người hội viên để che chở họ, dao đâm không lủng, súng bắn không trúng... Diễn biến cho thấy là sự thật nghịch hẳn với sự chờ đợi của họ ! Những phần tử nầy được trang bị côn, đao, kiếm và sau đó được thêm một ít súng đạn.
Vào tháng 6 năm 1900, một số đông hội viên với sự trợ giúp của quân đội nhà Thanh, vây khu sứ quán (Đông giao dân hạng) tại Bắc Kinh. Cho tới 55 ngày sau, nhằm ngày 15 tháng 8, quân đội của tám nước (đó là Bát Quốc Liên Quân gồm : Anh, Mỹ, Đức, Pháp, Nga Sô, Nhật Bản, Ý Đại Lợi và Áo) chiếm thành Bắc Kinh, dẹp tan những người nổi loạn. Giai đoạn nầy của lịch sử Trung Hoa có tên là Loạn Quyền Phỉ.

5- Hai hội võ vào đầu thế kỷ thứ 20
Dưới sự ảnh hưởng về tổ chức của Tây Phương, chánh phủ Trung Hoa đã đứng ra hệ thống hóa võ thuật nhằm dễ phổ biến. Hai hội võ được khai trương :
- Tinh Võ Thể Dục Hội tại Thượng Hải vào năm 1909,
- Trung Ương Quốc Thuật Quán tại Nam Kinh vào năm 1927.
Cho tới bây giờ, ai muốn học võ phải tìm một người thầy chấp nhận mình, một công trình không dễ, tuy là có nhiều trường võ đã mở. Hai hội nêu trên lần đầu tiên phổ thông võ thuật, ai muốn học thì chỉ cần tới hội ghi tên.
Hai hội nầy sửa đổi lại võ thuật để biến thành một môn thể thao. Tấn pháp được hạ thấp, đòn thế được đơn giản hóa.
Kể từ năm 1911, Tinh Võ Thể Dục Hội bắt đầu mở chi nhánh khắp nước Trung Hoa, tại Tân Gia Ba (Singapore), Mã Lai, Sài Gòn, vân vân.
Hai hội lựa chọn vài bài quyền trong những môn phái dạy tại đây (Đàm Thoái, Bí Tông Quyền, Đường Lang Quyền, Thiếu Lâm Quyền...) để lập một chương trình riêng cho mỗi hội.
Môn võ hình thành tại Nam Kinh Trung Ương Quốc Thuật Quán được gọi là Trường Quyền nhưng có vài người đứng đầu hội cho đó là Thiếu Lâm Quyền ! Họ đã lạm dụng tên của hai môn võ danh tiếng thời xưa.
Ta phải công nhận là sự hệ thống hóa theo Tây Phương nầy có nhiều khía cạnh tốt. Nhờ đó mà những bậc thầy có dịp trao đổi kỹ thuật và ý kiến. Thêm vào đó, Đường Hào (1897-1959), thuộc ban quản trị của hội, viết ra nhiều quyển sách với cái nhìn khách quan về lịch sử võ thuật Trung Hoa, phân biệt truyền kỳ và lịch sử.

6- Lôi đài
Vào năm 1928, tại Nam Kinh, Trung Ương Quốc Thuật Quán tổ chức lần đầu tiên một cuộc thi võ tập trung võ sĩ toàn quốc (Quốc Thuật Quốc Khảo). Cuộc thi đấu diễn trên Lôi Đài không phân hạng cân, không mang bao tay. Nhưng vì quá nhiều võ sĩ bị thương, ban tổ chức đành phải hỏi những võ sĩ còn lại bầu võ sĩ vô địch! Người được bầu là Chu Quốc Phước (1891-1968), người tỉnh Hà Bắc, thuộc phái Hình Ý, La Hán, Suất Giao và Bát Quái.
Hiện giờ, sau một thời kỳ nghiêm cấm, những cuộc Tán Thủ được tổ chức lại, nhưng võ sĩ mang găng tay và áo giáp để tránh bị thương tổn nặng.

7- Phong trào "Tân Võ Thuật"
Phong trào canh tân võ thuật bắt đầu tại hai hội võ từ đầu thế kỷ, được tiếp tục trong thập niên 1950. Vào năm 1956, Quốc Gia Thể Ủy lập ra môn Trường Quyền, một tổng hợp của những môn quyền thuật thịnh hành trong Hồi dân. Môn quyền thuật nầy bỏ phần nhiều đòn thế chiến đấu để giữ lại và thêm vào những động tác mang tính chất biểu diễn. Xin nhắc lại là môn Trường Quyền nầy không có liên hệ với môn Trường Quyền của Nam Kinh Trung Ương Quốc Thuật Quán, hay với những môn Trường Quyền cổ xưa ! Môn Trường Quyền sáng tạo vào năm 1956 tương tự với môn thể thao nhào lộn, môn quyền nầy có tổ chức những cuộc biểu diễn bài quyền với trọng tài chấm điểm, y hệt như ta thường thấy với môn nhào lộn ! Những "võ sĩ" của môn Trường Quyền thường ít biết áp dụng đòn thế họ đã học qua.
Cùng một năm, môn Thái Cực Quyền được đơn giản hóa, trên tiêu chuẩn của môn Dương gia Thái Cực Quyền, để hình thành bài Giản Hóa Thái Cực Quyền gồm 24 thức.
Từ đó nhiều môn phái khác được chế hoặc sửa đổi : Nam Quyền, Đường Lang Quyền, Túy Quyền, Hầu Quyền, Xà Quyền, Địa Tranh Quyền...

8- Phong trào "Kung-Fu"
Phong trào "Kung-Fu" (Công Phu) nhập Tây Phương vào thập niên 1970. Sự kiện bắt đầu với những phim võ thuật của tài tử người Mỹ gốc Hoa, Lý Tiểu Long (Bruce Lee, 1940-1973). Lý sáng chế môn Tiệt Quyền Đạo (Jeet Kune Do), một môn quyền lẫn lộn Quyền Anh, Vịnh Xuân Quyền, Túc Quyền Đạo (Taekwondo), vài thế từ nhiều môn quyền thuật khác nhau. Bên Tây Phương, người ta đã lầm tưởng là tài tử Lý Tiểu Long sử dụng võ thuật Trung Hoa, và từ đó phong trào "Kung-fu" bành trướng.


Nguyễn Quí Jacques & Dufresne Thomas
(Trích từ "Dictionnaire des arts martiaux chinois", Paris, 1996)

Sự phân chia võ thuật Trung Hoa

Trước hết, chúng tôi muốn đề nghị một phân loại của Võ Thuật Trung Hoa :
- những môn vật còn được gọi là Suất Giao, là những môn có tính chất thể thao, bao gồm :
  * môn vật Trung Hoa,
  * môn vật Mông Cổ,
  * môn vật của tỉnh Vân Nam...,
- những môn quyền thuật có tính cách võ dũng, chứa đựng vài thế vật, binh khí và nội công;
- và cầm nả thuật.
Phải thêm vào đó những môn khí công; thịnh hành nhất là :
- Trạm thung công,
- Bát đoạn cẩm,
- Dịch cân kinh hay Dịch cân pháp,
- Ngũ cầm hý,
- Đại nhạn công,
- Hạc tường trang khí công...

Người Trung Hoa có hai cách phân chia Võ Thuật : một cách dựa theo địa thế, một cách dựa theo khuynh hướng.

I- Nam phái và Bắc phái

1) Trình bày
Một tục ngữ mà chúng ta thường nghe trong giới võ thuật Trung Hoa, là "Nam quyền Bắc thoái". Theo tục ngữ đó, phía nam sông Trường Giang (hay Dương Tử Giang) võ phái thường dùng quyền, còn phía bắc sông Trường Giang võ phái chuộng đòn chân. Chúng ta có thể hiểu theo hai nghĩa :
- quyền thuật phương Bắc sử dụng đòn đá hơn đòn tay, còn quyền thuật phương nam dùng đòn tay hơn đòn chân;
- ngược lại với Nam quyền thuật, Bắc quyền thuật dùng chân để phát lực.

2) Luận bàn
Cách phân chia nầy không được chính xác lắm, vì ta có thể tìm thấy vài trường hợp vượt ra ngoài lệ ấy :
- Hình Ý Quyền là một môn quyền thuật của hai tỉnh Hà Bắc và Sơn Tây, tức là ở phương Bắc, nhưng lại ít sử dụng đòn đá;
- môn Bát Cực Quyền củng vậy;
- Hoàng Phi Hồng (1847-1924), danh tài Nam quyền thuật, nổi tiếng nhờ cước pháp;
- Mộc Gia, quyền thuật của tỉnh Quảng Đông, có tiếng nhờ đòn đá,
- Thái Lý Phật, một trong những danh phái tại tỉnh Quảng Đông, có rất nhiều thế đá;
- Hồng Gia, một phái khác của tỉnh Quảng Đông, dùng tấn pháp thật rộng (còn gọi là đại mã), và dùng chân để phát lực;
- môn Cẩu Quyền, Nam quyền thuật, dựa vào đòn đá để chiến đấu...
Ngoài những trường hợp trên, ta có thể nói là quyền thuật Nam phái sử dụng nhiều đòn tay hơn những môn Bắc phái. Còn võ thuật phương bắc giàu kỹ thuật hơn : ngoài những đòn đánh hay đòn đá lại có nhiều thế hất, nhiều thế cầm nả tinh xảo...
Nhưng chúng ta không nên coi tục ngữ đó như một sự phân chia chính xác. Đây là một cách vắn tắt một sự kiện bằng bốn chữ "Nam quyền Bắc thoái".

3) Hai sự phân chia khác
Năm 1911, Tinh Võ Thể Dục Hội đề nghị cách sắp xếp theo những con sông quan trọng của Trung Hoa. Cách sắp xếp đó như sau :
-những môn phái nằm trên vùng đồng bằng sông Trường Giang,
-những môn phái nằm trên vùng đồng bằng sông Hoàng Hà,
-những môn phái nằm trên vùng đồng bằng sông Châu Giang.
Vì những trao đổi văn hóa và kỹ thuật lúc xưa thường theo dòng sông mà lưu hành.

Theo chúng tôi nghỉ, nếu muốn được chính xác hơn, ta phải sắp xếp võ thuật Trung Hoa theo những trung tâm phát triển. Những môn quyền cùng một nơi sẽ ảnh hưởng lẩn nhau.
Những trung tâm phát triển danh tiếng của võ thuật Trung Hoa là :
-Tung Sơn tại tỉnh Hà Nam,
-Quán huyện và Lao Sơn tại tỉnh Sơn Đông,
-Thương Châu tại tỉnh Hà Bắc,
-Quảng Châu và Phật Sơn tại tỉnh Quảng Đông,
-Phước Châu tại tỉnh Phước Kiến,
-Nga Mi Sơn tại tỉnh Tứ Xuyên, vân vân...

II- Nội Gia và Ngoại Gia

1) Trình bày
Từ thế kỷ thứ 19, theo một truyền kỳ, võ thuật Trung Hoa được chia ra hai khuynh hướng đối nghịch nhau :
- quyền thuật thuộc Nội Gia bao gồm :
- Thái Cực Quyền,
- Bát Quái Chưởng,
- Hình Ý Quyền,
lại có học giả thêm vào đó :
- những quyền thuật thuộc núi Võ Đang, và
- Lục Hợp Bát Pháp Quyền;

- và quyền thuật thuộc Ngoại Gia bao gồm tất cả những môn quyền pháp còn lại.

Nhiều giải thích được nêu ra :
- những môn Nội Gia Quyền gốc từ núi Võ Đang và những môn Ngoại Gia Quyền xuất từ núi Tung Sơn; người ta còn gọi Nội Gia Quyền là Võ Đang Môn và Ngoại Gia Quyền là Thiếu Lâm Môn ;
- Nội Gia Quyền dùng Khí và Ngoại Gia Quyền dùng Lực ;
- động tác trong Nội Gia Quyền mềm dẻo và chậm đều, động tác của Ngoại Gia Quyền cương ngạnh và nhanh lẹ;
- Nội Gia Quyền thủ nhiều hơn công, Ngoại Gia Quyền công nhiều hơn thủ;
- Nội Gia Quyền xuất từ Đạo gia, Ngoại Gia Quyền gốc từ Phật gia;
- Nội Gia Quyền luyện trong nhà, Ngoại Gia Quyền tập ngoài sân;
- vân vân...

2) Luận bàn
Nhưng khi ta xét kỷ lại :
- ba môn chánh trong Nội Gia không có gốc từ núi Võ Đang (Thái Cực Quyền xuất từ tỉnh Hà Nam, Hình Ý Quyền từ tỉnh Sơn Tây, Bát Quái Chưởng từ tỉnh Hà Bắc),
- những môn nầy không phải những môn duy nhất xử dụng Nội Công,
- trong Nội Gia có môn Hình Ý Quyền dùng động tác nhanh lẹ và cương ngạnh,
- và Nội Gia Quyền chỉ mới hấp thụ lý thuyết Đạo gia sau nầy;
và :
- có những môn thuộc Ngoại Gia không xuất phát từ chùa Thiều Lâm,
- Ngoại Gia Quyền không chỉ chú trọng luyện Lực mà còn luyện Nội Công (theo truyền thống của Thiếu Lâm Quyền, môn phái vừa cương vừa nhu, có nội và ngoại công),
- trong Ngoại Gia có vài môn chủ trương động tác nhu nhuyễn,
- Ngoại Gia Quyền không xuất phát cả từ Phật gia (theo truyền thuyết, Bạch Mi Quyền được sáng lập bởi một đạo sỉ);
và để cho một ví dụ :
- chiến đấu pháp của Hình Ý Quyền (thuộc Nội Gia) rất tương tự với chiến đấu pháp của Bát Cực Quyền (thuộc Ngoại Gia);
nên ta rất nghi ngờ những định nghĩa nêu trên về Nội và Ngoại Gia.

3) Nghiên cứu lịch sử
Chúng ta phải phân biệt ra hai Nội Gia Quyền : một võ phái và một nhóm bao gồm ít nhất ba võ phái.

a) Nội Gia Quyền cổ truyền
Theo sự hiểu biết hiện nay, danh từ Nội Gia bắt nguồn từ văn hào kiêm triết học gia Hoàng Tông Hy (1610-1695), và được ông ghi lại trong bài "Vương Chinh Nam mộ chí minh" viết vào năm 1669.

Nội Gia Quyền vào thời đó là tên của một võ phái với lý thuyết đối lập với lý thuyết của Thiếu Lâm Quyền (dĩ tỉnh chế động, dỉ khí vận lực, dỉ nhu khắc cương, hóa kình, vân vân...). Theo Hoàng Tông Hy, người tổ khai sáng môn phái là Trương Tam Phong, một đạo sỉ danh tiếng tại núi Võ Đang (vào thế kỷ thứ 12 hay 15, vì có hai đạo sỉ trùng tên sống vào hai thời đại khác nhau).

Để đáp lại với núi Tung Sơn, núi của Phật Giáo, người ta đã đưa ra núi Võ Đang, núi của Đạo Giáo. Và người đã đối nghịch Đạt Ma (thế kỷ thứ 6), một tăng sỉ, với Trương Tam Phong, một đạo sỉ.

Như vậy Vương Chinh Nam (1617-1669), Hoàng Tông Hy và con của Tông Hy là Hoàng Bách Gia (1634-?) có luyện Nội Gia Quyền. Và Hoàng Bách Gia có truyền lại quyển "Nội Gia Quyền pháp", một quyển sách đã ảnh hưởng rất nhiều môn Nội Gia hiện đại.
Cho tới nay, ta tưởng là môn Nội Gia Quyền đã bị thất truyền. Nhưng vào đầu thế kỷ thứ 20, Trần Hiểu Đông (1871-1934) và Vương Vệ Thận công khai truyền dạy chi phái Tòng Khê Nội Gia Quyền...

b) Nội Gia Quyền hiện đại
Sự phân chia nầy xẩy ra tại Bắc Kinh, vào năm 1894, khi Bát Quái Quyền sư Trình Đình Hoa (1848-1900) (đệ tử của Đổng Hải Xuyên, người sáng lập ra Bát Quái Chưỡng), Hình Ý Quyền sư Lưu Vĩ Lan, Lý Tồn Nghỉa (1847-1921) và Dương gia Thái Cực Quyền sư Lưu Đức Khoan (?-1911) (đệ tử của Dương Lộ Thiền) đề nghị hợp ba môn quyền thuật nầy lại làm một môn phái riêng biệt lấy tên là Nội Gia Quyền...

Sau đó Tôn Lộc Đường (1861-1933), đệ tử của Trình Đình Hoa, trong quyển sách "Bát Quái Quyền học", xuất bản vào năm 1916, xác nhận là Trương Tam Phong là tổ của môn Nội Gia Quyền, và ghi là Thái Cực Quyền, Hình Ý Quyền và Bát Quái Chưởng thuộc môn Nội Gia.

Vào năm 1921, Hứa Vũ Sinh trong quyển "Thái Cực quyền thế đồ giải", cho Trương Tam Phong là tổ của môn Thái Cực Quyền. Và ông lại nhập cây phả hệ của Thái Cực Quyền vào cây phả hệ của Nội Gia Quyền.
Ông cho là Vương Tông, thuộc Nội Gia Quyền, học trò của Trương Tam Phong (thế kỷ thứ 15) là Vương Tông Nhạc (thế kỷ thứ 18). Nhưng Vương Tông là người tỉnh Thiểm Tây sống vào thế kỷ thứ 15 còn Vương Tông Nhạc là người tỉnh Sơn Tây sống vào thế kỷ thứ 18 !

Hứa Vũ Sinh cho bắt nguồn từ Vương Tông Nhạc hai chi phái :
- Nam phái Thái Cực Quyền với những danh sư của Nội Gia Quyền như Trần Châu Đồng (thế kỷ thứ 16), Trương Tòng Khê (thế kỷ thứ 16), Diệp Cận Tuyền, vân vân, ba người nầy đều là người tỉnh Triết Giang,
- Bắc phái Thái Cực Quyền với những danh sư của Thái Cực Quyền như Tưởng Phát (thế kỷ thứ 16 và 17), Trần Trường Hưng (thế kỷ thứ 18), người tỉnh Hà Nam, Dương Lộ Thiền, người tỉnh Hà Bắc, vân vân...
Và từ đó, gần như ai củng xác nhận là Thái Cực Quyền là thuộc Nội Gia đối lập với Thiếu Lâm Quyền, thuộc Ngoại Gia.
Mặc dầu vào năm 1939, Hứa Vũ Sinh trong quyển "Thái Cực Quyền", đính chánh sự sai lầm của cuốn sách trước của ông.

Sự phân tách hiện đại của võ thuật Trung Hoa ra hai đại môn phái Nội Gia và Ngoại Gia phát xuất từ một sự ngụy tạo hóa lịch sử võ thuật Trung Hoa, chớ không dựa vào nguyên tắc hay phương pháp luyện tập khác biệt, như ta có thể lầm tưởng !

4) Kết luận
Để kết thúc phần nầy, chúng tôi xin tóm tắt lại :
- hiện nay, có ba loại Nội Gia Quyền :
- môn Nội Gia Quyền xưa phát sinh từ thế kỷ thứ 17, mà tới những năm gần đây người ta tưởng là thất truyền,
- những môn võ cận đại tụ hợp trên núi Võ Đang nhằm mục đích thỏa mãn sự đòi hỏi của du khách (những môn nầy có gốc từ Dương gia Thái Cực Quyền, quyển sách của Thích Kế Quang, Bát Cực Quyền, Bát Quái Chưởng...) và
- một nhóm bao gồm Thái Cực Quyền, Bát Quái Chưởng và Hình Ý Quyền, nhóm nầy được hình thành vào thế kỷ thứ 19;
- và có ba loại Ngoại Gia Quyền :
- cổ Thiếu Lâm Quyền dạy tại chùa trước thập niên 1980,
- tân Thiếu Lâm Quyền hiện dạy tại chùa, môn nầy một phần có gốc từ môn Thiếu Lâm xưa,
- những môn võ hiện nay tự xưng có gốc từ chùa Thiếu Lâm.

III- Cựu và Tân Võ Thuật
Để kết thúc bài báo nầy, chúng tôi muốn đề nghị một sự sắp xếp thứ ba, vì hiện nay, nhiều thầy võ dạy lẩn lổn những môn võ truyền thống có tính cách võ dũng, và những môn võ tân thời có tính cách thể thao và biểu diễn. Ta phải phân biệt rõ rệt hai nhóm võ thuật nầy.
Những môn võ tân thời, ngoài vài môn (Ý Quyền, Kim Cang Thiền Tự Nhiên Môn...), không có thực dụng chiến đấu. Những môn nầy có tính cách biểu diễn đoạt huy chương.
Những môn võ truyền thống, ngoài vài môn, có áp dụng chiến đấu và tác dụng dưỡng sinh.


Nguyễn Quí Jacques và Dufresne Thomas
(Trích từ "Dictionnaire des arts martiaux chinois", Paris, 1996)

VỊNH XUÂN QUYỀN, truyền thuyết và thực tại

medium_STVT47_VinhXuan001.jpg

Vịnh Xuân Quyền là một trong những môn võ phát triển mạnh ngoài Trung Quốc (Việt Nam, Mỹ, Âu Châu). Vì khuôn khổ hạn hẹp của bài báo nên một khảo sát có tính khoa học về lịch sử và lý thuyết của môn phái không thể hoàn thành. Bài nầy chỉ ghi nhận những điều gom góp từ tư liệu, sự học hỏi và hiểu biết của tác giả.

I- Nguồn gốc và phát triễn
Tại Quảng Đông và Hương Cảng, hiện lưu hành 2 thuyết về nguồn gốc của môn Vịnh Xuân Quyền.

1) Thuyết của Diệp Vấn và Lương Quang Mãn :
Thuyết của Diệp Vấn (Yip Man) cho Vịnh Xuân Quyền bắt nguồn từ Ngũ Mai sư thái, một trong năm người tương truyền đã trốn thoát cuc hỏa thiêu chùa Thiếu Lâm vào thế kỷ thứ 18. Bốn người kia là Phùng Đạo Đức, Chí Thiện thiền sư, Bạch Mi đạo nhân và Miêu Hiền.
Ngũ Mai sư thái, sau khi nhìn một cuộc ấu đả giửa con hạc và con cáo, sáng tác ra môn quyền mới rồi truyền môn đó lại cho Nghiêm Vịnh Xuân. Nghiêm dạy lại cho chồng là Lương Bác Trù. Lương Bác Trù sau đó cho tên là Vịnh Xuân Quyền.
Đệ tử của Lương Bác Trù là y sỉ Lương Lan Quế. Lương Lan Quế truyền cho Hoàng Hoa Bảo, diễn viên của một đoàn hát dạo. Vào thời đó, Vịnh Xuân Môn chỉ có quyền thuật và môn đao pháp gọi là Bát trảm đao. Trong đi hát của Hoàng Hoa Bảo, có một người lái thuyền, tên là Lương Nhị Để, giỏi môn Lục điểm bán côn (môn côn pháp nầy Lương học với... Chí Thiện thiền sư!). Hai người trao đổi nhau quyền, đao và côn. Lương dựa theo lý thuyết của Vịnh Xuân để sáng tác ra phương pháp "Li côn" (Niêm côn), tương tự như phương pháp "Li thủ" (Niêm thủ).
Theo Lương Quang Mãn (Quảng Đông), Nghiêm Vịnh Xuân không học với Ngũ Mai sư thái, mà sáng chế môn võ sau khi nhìn thấy bạch hạc đánh với thanh xà. Bà cùng với chồng là Lương Bác Trù đến Quảng Đông truyền dạy Vịnh Xuân Quyền cho bốn người hát dạo là Hoàng Hoa Bảo, Lương Nhị Để, A Cẩm (còn có tên là Đại Hoa Diện Cẩm) và Tôn Phước.
Lương Nhị Để truyền cho Lương Tán, người tỉnh Phật Sơn, một lương y với biệt danh là "Vịnh Xuân Quyền vương". Ông có bốn người học trò : hai đứa con trai là Lương Xuân và Lương Bích, Mộc Nhân Hoa và Trần Hoa Thuận tự Hoa Tiền Hoa.
Trần Hoa Thuận có tất cả 16 học trò : con trai Trần Nhử Miên, những đệ tử Ngô Trọng Tố, Lôi Nhử Tể, Diêu Tài, Quách Bảo Toàn, Diệp Vấn... Sau khi Trần Hoa Thuận mất, Diệp Vấn tiếp tục học với Ngô Trọng Tố. Sau đó Diệp Vấn được may mắn thọ giáo với Lương Bích, con trai của Lương Tán.
Trên đây chỉ ghi lại những điều được truyền lại trong giới võ thuật, dỉ nhiên chúng tôi không tin là chuyện Nghiêm Vịnh Xuân và Ngũ Mai có thật.

2) Thuyết của Bành Nam và Diệp Chuẩn :
Hiện nay tại tỉnh Quảng Đông, Vịnh Xuân Quyền vẩn được truyền dạy.
Theo Bành Nam (Pan Nam, 1909-1995), truyền nhân đời thứ hai của Lôi Nhử Tể và Trần Nhử Miên, môn Vịnh Xuân bắt nguồn từ ni cô Nhất Trần. Bà có một đệ tử là Trương Ngũ tự Than Thủ Ngũ, người tỉnh Hồ Nam.
Theo Diệp Chuẩn (Yip Chun), con của Diệp Vấn, quyển "Việt kịch sử nghiên cứu" của Khiếu Hà Quân, có ghi lại : "Trước triều Hoàng Đế Ung Chánh, sự phát triển của hát kịch ở tỉnh Quảng Đông rất hạn chế. Vì thiếu sự tổ chức qui mô. Dưới triều Hoàng Đế Ung Chánh (1723-1736), Trương Ngũ, tự Than Thủ Ngũ, người tỉnh Hồ Nam đem thuật hát kịch tới tỉnh Phật Sơn và tổ chức lại Hồng Hoa Hội quán. Từ đó Việt kịch mới phát triển." Sách còn ghi thêm : "Ngoài hát kịch ra, Than Thủ Ngũ còn giỏi võ thuật. Thế "Than thủ" của ông danh tiếng trong Võ Lâm."
Diệp Chuẩn còn tìm được trong "Trung Quốc hí khúc sử" của Mảnh Dao, quyển III, trang 631, xuất bản lần thứ nhất vào năm 1968, đoạn văn như sau : "Dưới triều Hoàng Đế Ung Chánh, Trương Ngũ không ở lại Kinh được, nên phải lẩn tránh tại Phật Sơn. Ông còn có biệt danh là Than Thủ Ngũ, rất giỏi văn chương và võ thuật, tinh thông nhạc và thuật hát kịch. Ông đặc biệt giỏi môn võ của Thiêu Lâm tự. Tại Phật Sơn, ông truyền lại môn hát kịch và võ nghệ trong giới "Hồng Thuyền đệ tử" và thành lập Hồng Hoa Hội quán. Cho tới nay, Trương Ngũ vẩn được tôn là tổ môn kịch của tỉnh Quảng Đông."
Vì chuyện Trương Ngũ tới Phật Sơn xẩy ra dưới triều đại Hoàng Đế Ung Chánh (1723-1736), hơn một trăm năm sự tích Nghiêm Vịnh Xuân (dưới triều Hoàng Đế Đạo Quang trị vì từ 1821 tới 1850) nên Diệp Chuẩn cho thuyết nầy đáng tin hơn. Vả lại thế Than thủ là một đặc kỹ của Vịnh Xuân Quyền, không tìm thấy trong môn phái khác. Và theo Diệp Chuẩn, bộ pháp "Nhị tự kiềm dương mã" thích hợp với sư di chuyển trên thuyền bè, nơi mà những người hát dạo thường sống!
Theo Bành Nam, Vịnh Xuân Quyền truyền từ Than Thủ Ngũ (đầu thế kỷ thứ 18) tới Hoàng Hoa Bảo, Lương Nhị Để và Đại Hoa Diện Cẩm, người trong giới "Hồng thuyền tử đệ".

3) Những nơi phát triển Vịnh Xuân Quyền :
Hiện nay tại Trung Quốc, Vịnh Xuân bành trướng tại tỉnh Quảng Đông. Tại Quảng Châu có Bành Nam, Sầm Năng; tại Phật Sơn có Lương Quang Mãn, Trần Ứng Tùng, Châu Kiện Cường; tại Thuận Đức, có cháu nội của Trần Hoa Thuận; tại Úc Môn, có Lương Quyền... Tất cả đều có nguồn gốc từ Trần Hoa Thuận.
Diệp Vấn (Yip Man, 1898-1972) là người đầu tiên phổ biến môn Vịnh Xuân tại Hương Cảng. Từ Hương Cảng, Vịnh Xuân Quyền bành trướng tới Âu Châu (Pháp, Anh, Đức...), Úc Châu và Mỹ Châu.
Môn Vịnh Xuân nhập Việt Nam nhờ công của Nguyễn Tể Vân (1877-1960). Tại đây, ông được biết với tên là Nguyễn Tế Công hay Cống Xếnh Xáng (Công Tiên sinh). Học trò tại Việt Nam là Nguyễn Duy Hải (1917-1988), Lục Vỉnh Khải (khoảng 1929-1979), Ngô Sĩ Quý, Trần Văn Phùng (1902-1988), Trần Thúc Tiền, Đổ Bá Vinh...
Bài bản ông truyền tại Việt Nam là Tiểu niểm đầu, Mộc nhân thung, Lục điểm bán côn và Bát trảm đao. Ông còn truyền thêm bài Ngũ hình quyền.
Theo Võ Lê, tại Sài Gòn, có Hoắc Phi Hùng, Huỳnh Bá Phước, Phùng Điềm truyền dạy Vịnh Xuân Quyền.
Và cuối cùng, chi phái của Diệp Vấn được lưu truyền vào thập niên 1970 trong một thời gian ngắn tại Sài Gòn.

II- Chương trình và đắc điểm
1) Chương trình :
Tại Trung Quốc và Hương Cảng, quyền thuật bao gồm ba bài quyền : Tiểu niệm đầu, Tầm kiều và Tiêu chỉ, và một bài Mộc nhân thung. Tại Quảng Đông bài Tiêu chỉ được dạy trước bài Tầm kiều. Hai bài binh khí của môn phái là : Bát trảm đao và Lục điểm bán côn.
Tại Việt Nam, Nguyễn Tế Công để lại hai chi nhánh :
- theo Hồ Nam Long, tại Sài Gòn, chi nhánh của Nguyễn Hải tự Hồ Hải Long (1917-1988) truyền dạy ba bài quyền : Tiểu niệm đầu, Ngũ hình quyền và Hạc hình hư bộ, một bài Mộc nhân thung và hai bài Bát trảm đao và Lục điểm bán côn,
- theo Hồ Nam Long, tại Hà Nội, có chi nhánh của Ngô Sĩ Quý; chương trình bao gồm Thủ đầu quyền, Khí công quyền, Ngũ hình quyền tổng hợp, Long quyền, Xà quyền, Hổ quyền, Báo quyền, Hạc quyền, Nhất linh bát (hay Một linh tám) và một bài Mộc nhân thung, trong binh khí có hai bài Bát trảm đao và Lục điểm bán côn.
Tại Việt Nam, chỉ bài đầu tiên (Tiểu niệm đầu hay Thủ đầu quyền) giống với bài Tiểu niệm đầu của chi phái Trung Quốc và Hương Cảng.
Sau đây, xin lược trình các bài bản để trình bày những đắc điểm của môn phái.

2) Tiểu niệm đầu :
Đặc điểm của bài là không chuyển bộ, suốt bài chỉ đứng thế "Nhị tự kiềm dương mã", thân thể hơi nghiêng về sau. Như tên cho thấy, bài chứa đựng những thế căn bản quan trọng của môn phái như Than thủ, Bàng thủ, Nhựt tự xung quyền, Phách thủ, Hộ thủ, Phục thủ... Toàn bài đánh hai tay nới giản, không dùng lực, đòn thế xuất phát trên "trung tâm tuyến".
Bài đặc biệt chú trọng luyện sự biến chuyển từ Phục thủ qua Hộ thủ, lúc luyện hai thế nầy giống như lạy Phật ba lần nên bài còn có tên là Tam bái Phật.

Thiệu bài Tiểu niệm đầu theo Lương Đỉnh (Leung Ting)
1- Mã khai bán bộ chi Nhị tự kiềm dương mã
2- Giao xoa than thủ giao xoa bát thủ cổn thủ thâu quyền
3- Nhựt tự xung quyền khuyên thủ thâu quyền
4- Than thủ bán khuyên thủ hộ thủ phục thủ
5- Trắc chưởng chánh chưởng than thủ khuyên thủ thâu quyền
6- Tả hữu án thủ hậu án thủ tiền án thủ
7- Lan thủ phất thủ lan thủ song chẩm thủ song than thủ tiêu chỉ thủ
8- Trường kiều án thủ song đề thủ thâu quyền
9- Trắc chưởng hoành chưởng thâu quyền
10- Than thủ chẩm thủ quát thủ
11- Lao thủ hạ lộ hoành chưởng thâu quyền
12- Bàng thủ than thủ ấn chưởng thâu quyền
13- Thoát thủ liên hoàn xung quyền thâu thức

Thiệu bài Tiểu niệm đầu theo Lương Quang Mãn (Quảng Đông)
1- Khai thung mã
2- Song giao tiển
3- Bài chỉ
4- Phật chưởng
5- Sát thủ
6- Lạp thủ
7- Xí chưởng
8- Than thủ
9- Bàng thủ
10- Thoát thủ

3) Tầm kiều :
Bài Tầm kiều chú trọng luyện chuyển bộ theo bộ pháp đặc biệt của môn phái. Lúc tiến theo thế "Đạp bộ", chân trước bước kéo chân sau lết theo, trọng tâm thân thể luôn luôn đặt tại chân sau. Lúc địch thủ tấn công, thế "chuyển mã" dời trung tâm tuyến và dẫn đòn đối thủ vào khoảng không. Đây là lý thuyết "dùng bộ pháp tìm tay (tầm kiều) đối thủ", "dùng eo xoay phá giải đòn công của địch"...
Ba thế đá được dẫn nhập : Đề thoái, Trực đăng thoái và Trắc sanh thoái. Môn sinh Vịnh Xuân Quyền thường dùng chân trước để đá, chân vừa đá liền tiến một bước tới để nhập nội liên hoàn đả kích đối thủ.
Những thủ pháp mới được dạy là Chánh thân vấn thủ, Phê tranh, Xuyên kiều, Trắc thân án thủ, Trừu chàng quyền, Đàn kiều xung quyền...

Thiệu bài Tầm kiều theo Diệp Chuẩn (Yip Chun)
1- Mã khai bán bộ chi Nhị tự kiềm dương mã
2- Giao xoa than thủ giao xoa bát thủ cổn thủ thâu quyền
3- Nhựt tự xung quyền khuyên thủ thâu quyền
4- Xuyên kiều chuyển mã cập lan thủ (tả hữu phê tranh)
5- Song phục thủ phách thủ chánh chưởng cập h thủ
6- Chuyển thân lan thủ giao xoa than thủ cập chuyển thân bàng thủ
7- Lan thủ xung quyền phất thủ phục thủ thoát thủ khuyên thủ thâu quyền
8- Cầm lan trắc thân lan thủ khởi đề thoái
9- Hoành đạp bộ trắc thân bàng thủ cập trắc thân giao xoa than thủ tam thức
10- Trừu chàng quyền phục thủ thoát thủ khuyên thủ thâu quyền
11- Trực đăng thoái đạp bộ đê bàng thủ cập song than thủ chánh thân song vấn thủ
12- Song trất thủ song ấn chưởng thâu quyền
13- Chuyển thân trắc sanh thoái trắc thân án thủ đàn kiều xung quyền
14- Liên hoàn xung quyền khuyên thủ thâu thức

Thiệu bài Tầm kiều theo Lương Quang Mãn (Quảng Đông)
1- Khai thung mã
2- Song giao tiển
3- Bài chỉ
4- Tầm kiều
5- Lan kiều thủ
6- Đơn bàng thủ
7- Song bàng thủ
8- Tam không thủ

4) Tiêu chỉ :
Bài Tiêu chỉ áp dụng nguyên lý "Dĩ công vi thủ" và "Dĩ đả vi tiêu". Những kỹ thuật mới là Quải tranh, Trắc thân vấn thủ, Thượng hạ sạn thủ, Khuyên cát thủ, Thượng hạ canh thủ... và bộ pháp Khấu bộ. Riêng thế đánh chỏ, chi phái Hương Cảng chỉ có một đòn (chỏ đánh tréo từ trên xuống), sau Diệp Chuẩn thêm hai thế khác : Phê trửu (chỏ đánh ngang) và Cập trửu (chỏ đánh tréo từ dưới lên) lấy từ chi phái Quảng Đông.
Bài còn dẫn nhập nguyên lý "dùng eo phát lực" và "lực quán chỉ". Và có tên là Tiêu chỉ vì sử dụng rất nhiều thế tiêu chỉ thủ (thế xỉa bằng đầu ngón tay).

Thiệu bài Tiêu chỉ theo Diệp Chuẩn (Yip Chun)
1- Mã khai bán bộ chi Nhị tự kiềm dương mã
2- Giao xoa than thủ giao bát thủ cổn thủ thâu quyền
3- Nhựt tự xung quyền khuyên cát thủ thâu quyền
4- Chuyển thân quải tranh tiêu chỉ thủ thâu quyền
5- Khấu bộ chuyển thân quải tranh tiêu chỉ thủ hạ lộ sạn thủ
6- Phục thủ thoát thủ thâu quyền
7- Chuyển thân quải tranh tiêu chỉ thủ
8- Phục thủ thoát thủ thâu quyền
9- Chuyển thân thượng hạ canh thủ phục thủ thoát thủ thâu quyền
10- Trắc thân vấn thủ chẩm thủ chuyển thân phục thủ thoát thủ thâu quyền
11- Tiêu chỉ thủ chuyển thân thượng lộ sạn thủ phất thủ phục thủ thoát thủ thâu quyền
12- Cầm nả thủ trừu chàng quyền ấn chưởng thâu quyền
13- Tam cúc cung đại huýnh hoàn thủ
14- Liên hoàn xung quyền khuyên thủ thâu quyền

Thiệu bài Tiêu chỉ theo Lương Quang Mãn (Quảng Đông)
1- Khai thung mã
2- Song giao tiển
3- Bài chỉ
4- Cập trửu
5- Quải trửu
6- Phê trửu
7- Nhị đồng thủ
8- Dương thủ
9- Tháp chùy
10- Bái phật

5) Li thủ và li cước :
Phương pháp "Li thủ" phát triển phản xạ đôi tay, môn sinh nhập nội vừa tiếp tay đối phương là tìm được sơ hở, tức thì tấn công. Chủ đích là đạt tới trình độ hai tay đánh đỡ không cần suy nghỉ. Tại Việt Nam, phương pháp có tên là "Niêm thủ".
"Li đơn thủ" (tập niêm thủ một tay) được dạy sau bài Tiểu niệm đầu. Đơn li thủ kết hợp theo một chu kỳ những thế Than thủ, Phục thủ, Chánh chưởng, Chẩm thủ, Nhựt tự quyền và Bàng thủ, và chú trọng sự chuyển biến giữa hai thế Than và Bàng thủ.
"Li song thủ" bắt đầu với "Bàn thủ" và tiếp với phương pháp "Nhất phục nhị" để cuối cùng tới li thủ tự do, áp dụng nguyên lý "Bất truy thủ", "Tá lực xảo đả", "Tiêu đả đồng thời", "Tá lực phản đàn, khiêu kiều sang công", "Kiều để xuyên xuất", "Án đầu ngật vỹ", "Lại lưu khứ tống, súy thủ trực xung"...
Trong phương pháp "Li cước" hai người đứng trên một chân, dùng chân kia chạm nhau, tạo sơ hở bằng những đòn móc chân (Khấu thoái) để rồi tấn công bằng những thế đá của môn phái.

6) Mộc nhân thung :
Thủ công phản biến thể hiện rõ trong bài nầy. Bài còn chủ luyện lực, kết cấu của mộc nhân buộc người tập phải biết dùng lực, mới làm rung chuyển thân của mộc nhân. Toàn bài của chi phái Hương Cảng gồm 140 thế sau Diệp Vấn giảm lại còn 116 thế, trong đó có 16 thế cước của môn phái (thật sự là 8 thế nhưng dùng bên trái và bên phải). Đặc biệt hai thế Thập tự thoái và Tiệt tảo thoái, ngược lại với tất cả thế cước khác, dùng chân sau để đá.
Theo Lương Đỉnh (Leung Ting), tám thế cước là : Trực đăng thoái, Hoành sanh thoái, Tà đà tất thoái, Thập tự thoái hay Hoành sái thoái, Tiệt tảo thoái, Khấu đàn thoái, Tà đà cước thoái, Hoành đà tất thoái.
Bài còn phát triển nguyên tắc "Tam giác".
Bài Mộc nhân thung chi phái Quảng Đông có hơn 160 động tác.

7) Lục điểm bán côn :
Cây côn sử dụng trong môn phái thuộc trường côn, dài ít nhất 2 thước rưỡi. Bộ pháp bao gồm Tứ bình mã và Tý ngọ mã là những bộ pháp thực dụng trong những môn phái tỉnh Quảng Đông, khác hẳn với những thế tấn đặc biệt của quyền thuật Vịnh Xuân.
Theo Lương Đỉnh, bảy thế côn căn bản là : Thương, Khuyên cái, Thiêu, Bát, Trừu, Đàn và Bán già.
Côn pháp tuy giới hạn về thế căn bản nhưng được hổ trợ bởi nguyên tắc "Tùy địch chi biến nhi biến", "Dĩ vô chiêu thắng hữu chiêu" và phương pháp "Li côn".
Phương pháp "Li côn" tương tự như "Li thủ", hai côn giao nhau chuyển động theo "Khuyên côn", từ đó ta tìm hay tạo sơ hở, kiềm chế hay đánh rơi côn đối phương để tiến nhập tấn công bụng, ngực, cổ họng hay màng tang địch thủ bằng những thế "Tiêu long thương", "Bán già"...

8) Bát trảm đao :
Đao sử dụng trong bài thuộc loại Hồ điệp song đao (song tô). Bài chia ra tám đoạn, mỗi đoạn phân tách một thế đao chánh. Như côn pháp, đao pháp áp dụng nguyên tắc kiềm chế hay đánh rơi binh khí địch để nhập nội an toàn kết thúc trận đấu.
Theo Lương Đỉnh, Diệp Vấn chỉ dạy bài Bát trảm đao cho bốn người đệ tử. Hiện nay, nhiều bài đao khác nhau mang tên nầy, khó phân biệt được bài nào truyền lại từ Diệp Vấn.
Theo Diệp Chuẩn, tám đoạn bài Bát trảm đao là : 1) Giáp đao thức, 2) Lập trảm đao, 3) Than trảm đao, 4) Song canh đao, 5) Cổn bàng đao, 6) Nhất tự đao, 7) Vấn đao, 8) Quải đao.

Ngoài những bài nêu trên, Vịnh Xuân Quyền còn có nhiều phương pháp luyện tập phụ thuộc bổ túc : đá Tam tinh thung, đánh bao cát...
***
Lịch sử Vịnh Xuân Môn hổn hợp nhiều truyền thuyết từ nguồn gốc khác nhau, cần xét lại trong một khuôn khổ khác. Chi phái của Diệp Vấn phổ biến hơn những chi phái khác. Vịnh Xuân Quyền sử dụng một số giới hạn đòn thế đơn giản nhưng hữu dụng. Là một phái chuyên cận chiến nên đã phát triển tới mức độ cao phương pháp "niêm thủ thính kình" và nguyên tắc "mượn lực địch để phản công". Riêng Lục điểm bán côn tuy không phải là một võ khí dùng đánh gần nhưng không vượt ngoài lý thuyết đã dựng lên một nên tảng vững chắc cho môn phái.

Tài liệu tham khảo
1) Leung Ting, Wing Tsun Kuen, Hương Cảng, 1978,
2) Genealogy of Ving Tsun Kuen, Hương Cảng, 1990,
3) Yip Chun, 116 Wing tsun dummy techniques, Hương Cảng, 1991,
4) Wu Bin, Li Xingdong và Yu Gongbao, Essentials of Chinese Wushu, Trung Quốc, 1992,
5) Yip Chun và Connor Danny, Wing Chun, skill and philosophy, Luân Dôn, 1992,
6) Võ Lê, Vài danh sư Vịnh Xuân phái trước năm 1975 ở Sài Gòn, Chợ Lớn, Sổ Tay Võ Thuật 35, năm 1996.

Nguyễn Quí Jacques & Dufresne Thomas
Báo Sổ Tay Võ Thuật số 47, tháng 5 năm 1997

19 novembre 2006

Hồng Gia Quyền, võ phim ảnh, võ thực tế

medium_STVT46_HongGia002.2.jpg

Qua tiểu thuyết và phim ảnh, chúng ta được biết tới Hoàng Phi Hồng và môn Hồng Gia Quyền. Phim đầu tiên ra mắt khán giả vào năm 1949 với Quan Đức Hưng thủ vai chính. Từ 1991 đến 1993, một phim nhiều kỳ thực hiện tại Trung Quốc đã làm sống lại nhân vật nầy trong ký ức giới ham mộ võ thuật.
Tại Hương Cảng, vào cuối thập niên 1970, đạo diễn kiêm võ sư Hồng Gia Quyền, Lưu Gia Lương (sanh năm 1936) đã thực hiện nhiều phim lấy chủ đề Thiếu Lâm tự, Hồng Gia Quyền và Hoàng Phi Hồng. Trước đó Lưu Gia Lương đã làm cố vấn võ thuật cho đạo diễn Trương Triệt trong khá nhiều phim võ thuật, trong đó phim "Phương Thế Ngọc và Hồng Hy Quan" được biết hơn hết... Lưu Gia Lương đã dựa vào môn Hồng Gia để sáng tác nhiều thế ngoạn mục dùng trong những phim do ông đạo diễn (Thiếu Lâm tam thập lục phòng, Lục A Thải và Hoàng Phi Hồng, Thần đả...). Nhưng khán giả chăm chú có thể thấy vài chiêu thuộc Thập hình quyền của Hồng Gia chánh tông. Vậy nên, môn võ nầy không thoát thai từ trí tưởng tượng của một nhà văn hào mà chính là một võ phái bắt nguồn từ thế kỷ thứ 19, mà tục lệ thường xếp trong năm môn phái lớn tỉnh Quảng Đông (Hồng Gia, Lý Gia, Lưu Gia, Mộc Gia, Thái Gia).

Theo truyền thuyết, Hồng Gia Quyền xuất từ Hồng Hy Quan, một nhân vật trong Thiếu Lâm thập hổ, đệ tử của Chí Thiện thiền sư. Vết tích duy nhất và xưa nhất về Hồng Hy Quan được tìm thấy trong truyện "Càn Long tuần hạnh Giang Nam ký" (tại Việt Nam, có tên là "Càn Long hạ Giang Nam") xuất bản vào cuối thế kỷ thứ 19. Như vậy Hồng Hy Quan chỉ là một nhân vật tiểu thuyết mà tác giả đặt vào thời Càn Long (1736-1796) !
Trở lại truyền thuyết, sau khi chùa Thiếu Lâm bị hỏa thiêu, Hồng Hy Quan trốn tránh tại tỉnh Quảng Đông và truyền môn võ cho Lục A Thải. Lục A Thải dạy cho Hoàng Thái. Sau Hoàng Thái, người lãnh hội môn Hồng Gia Quyền là Hoàng Kỳ Anh (thế kỷ thứ 19), thuộc Quảng Đông thập hổ, cùng một thời với Thiết Kiều Tam. Đệ tử đắc ý của Hoàng Kỳ Anh là người con trai, Hoàng Phi Hồng (1847-1924), một danh sư tỉnh Quảng Đông vào cuối thế kỷ thứ 19.
Theo chúng tôi nghỉ, môn Hồng Gia bắt nguồn từ ba nhân vật Lục A Thải, Hoàng Kỳ Anh và Lương Khôn (1813-1886) tự Thiết Kiều Tam (xem phả hệ). Trong một dịp khác, chúng tôi sẽ đi sâu hơn vào vấn đề nầy.
Theo như sách ghi lại, sau đó Hoàng Phi Hồng có thọ giáo với Lục A Thải, chuyện nầy được kể lại trong phim "Lục A Thải và Hoàng Phi Hồng" thực hiện bởi Lưu Gia Lương vào năm 1976.
Hoàng Phi Hồng dạy tại Quảng Đông khá nhiều học trò, trong đó có Lâm Thế Vinh là trình độ võ công cao, ông đã soạn ba quyển sách : "Công tự phục hổ quyền", "Hổ hạc song hình quyền" và "Thiết tuyến quyền" xuất bản vào thập niên 1920.
Tại Trung Quốc, vào thập niên 1960, võ phái nầy là một trong những tiêu chuẩn cho sự sáng tạo môn Nam Quyền (Nan Quan) tân thời. Hiện nay, Hồng Gia thịnh hành tại Trung Quốc, Hương Cảng, Đài Loan, Mỹ Châu và Âu Châu.

Đặc điểm của môn phái
Hồng Gia có đòn thế đơn giản và phát lực hùng mạnh, phong cách đánh rộng và tấn thấp (trường kiều đại mã). Chiêu thế bắt chước điệu bộ của năm con thú : long, hổ, báo, xà và hạc.
Phần đông học giả đều ghi lại là thời Hoàng Phi Hồng, chương trình môn Hồng Gia có năm bài quyền chánh : Công tự phục hổ quyền, Hổ hạc song hình quyền, Ngũ hình quyền, Thập hình quyền và Thiết tuyến quyền.
Chính Lâm Thế Vinh thêm những bài như Mai hoa quyền, Lưu gia quyền, Xuyên tâm chưởng, Hồ điệp chưởng...
Xin lược trình sau đây năm bài quyền chánh của môn Hồng Gia.

Lúc nhập đề phim "Phương Thế Ngọc và Hồng Hy Quan", hai bài mang tên "Công tự phục hổ quyền" và "Hổ hạc song hình quyền" chế bởi Lưu Gia Lương, được biểu diễn bởi Phó Thanh và Trần Quang Thái, cho nên hai bài nầy được biết hơn những bài khác.
Công tự phục hổ quyền :
Toàn bài đi theo hình chữ Công (工), và hàm chứa thế căn bản của môn phái như Mỹ nhân chiếu kính, Bàng thủ, Hồ điệp chưởng, Bạch xà thổ tín, Hổ trảo pháp, Hổ vĩ cước... Bài dẫn nhập những thế hổ trảo, chụp tay địch rồi phản công trên trung tâm tuyến. Môn sinh đã bắt đầu luyện lực qua những thế gồng gân hợp với hơi thở. Như bốn bài sau, Công tự phục hổ quyền rất dài nên luyện cho người tập có một phong độ tốt.

Hổ hạc song hình quyền :
Bài nầy, mà phần đông học giả cho là sáng tác bởi Hoàng Phi Hồng, chú trọng tới Hổ quyền và Hạc quyền. Tất cả các bài Hồng Gia đều có những thế vận lực, bài Hổ hạc song hình không vượt lệ đó, nhưng có thêm chiêu thế có tính đàn hồi thuộc Hạc quyền như Hạc chủy trầm tranh (thế hạc mổ), Độc cước phi hạc (hạc xòe cánh, một chân đá), vân vân. Phần Hổ quyền bao gồm các thế đánh hổ trảo theo Cung tiển mã và Tý ngọ mã, di chuyển theo tám hướng. Bộ pháp Túy quyền thể hiện qua thế "Túy tửu bát tiên". Như vậy bài kết hợp sự dũng mãnh của con hổ với sự nhanh nhẹn của con hạc!

Ngũ hình quyền :
Bài chia thành năm phần, theo thứ tự là : Long quyền, Xà quyền, Hổ quyền, Báo quyền và Hạc quyền.
Không như phim ảnh cho ta thấy, Long quyền không có áp dụng chiến đấu, toàn bộ là các thế vận gân chuyển cốt hợp với vận khí xuống Đan Điền và cột xương sống di động, tất cả đều đánh trong ba thế tấn "Nhị tự kiềm dương mã", "Tứ bình mã" và "Cung tiển mã". Nghịch lại với Vịnh Xuân Quyền, tấn "Nhị tự kiềm dương mã" không được sử dụng trong lúc giao đấu.
Hai phần Hổ và Hạc quyền giống như trong bài trước.
Xà quyền chú trọng tới những thế xỉa liên hoàn vào thượng, trung và hạ bộ, các thế gạt trên và dưới với bàn tay .
Báo quyền chủ luyện đòn đấm đặc biệt dùng đốt thứ nhứt năm ngón tay, và đòn đánh bạt lưng quyền từ trên xuống dưới (quải trùy).

Thập hình quyền :
Bài nầy là Ngũ hình quyền thêm vào Ngũ hành quyền, ngũ hành trong dịch lý Trung Hoa là : kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.
Chiêu thế theo Kim quyền chủ đánh chậm, bắp thịt gồng, chủ ý luyện lực. Mộc quyền gồm đòn thế ngắn và hai tay cùng lúc đánh đỡ. Phần Thủy quyền thì hai tay nhu nhuyễn, một tay đánh tới một tay rút về như những làn sóng. Hỏa quyền lấy đặc tính của lửa nên đòn thế liên hoàn, hai tay đấm liên tiếp, một tay có thể đánh liên tục hai đòn. Thổ quyền dùng tấn thấp, đòn đánh rộng, và từ dưới đánh lên.

Thiết tuyến quyền :
Bài dung hợp thế gồng gân, trầm khí Đan Điền và vận động cột xương sống trong tư thế bất động và chuyển động. Là bài luyện lực và phát kình của môn phái, chứa đựng phần Long quyền trong bài Ngũ hình quyền bổ túc thêm nhiều động tác khác. Môn sinh luyện hít thở thành tiếng (ha ha, tích, xì, hu..). Luyện toàn bài đòi hỏi hơn nữa tiếng đồng hồ.

Trong các bài quyền khác do Lâm Thế Vinh sáng tạo, ta có thể thấy sự ảnh hưởng của quyền thuật Bắc Phái : hướng đi qua bên trái sau khi chào, các thế Tuyền phong cước và Giao tiển cước.

Môn phái có những bài binh khí như sau : Hầu côn, Lưu gia côn, Ngũ lang bát quái côn, Ngũ lang bát quái đối đả côn, Tử mẩu song đao, Phách quải đao, Mai hoa thập tự thương, Xuân thu đại đao, Mai hoa thất tiết tiên, Mai hoa song tam tiết tiên...
Riêng bài Ngũ lang bát quái côn, tương truyền có tên như vậy vì xuất từ người anh thứ năm (Ngũ lang) trong gia đình họ Dương danh tiếng về thương, nhưng vì xuất gia nên phải sử dụng côn, và đánh theo tám hướng (Bát quái); đây củng là đề tài của một phim của Lưu Gia Lương ra mắt khán giả vào năm 1984. Trên thực tế, bài sử dụng trường côn và dẫn nhập những thế tuy đơn giản nhưng bao bộc tám hướng và vận dụng bộ pháp, eo, thân và cổ tay để tránh và phá thế côn địch. Trong bài đặc biệt ba thế luyện lực cho đôi tay được lập đi lập lại hơn chín lần.
Thương pháp bị ảnh hưởng bởi võ thuật miền Bắc nên hướng đi của bài, cách cầm thương tay trái trước và đường nét kỹ thuật đều theo Bắc Phái. Theo vài học giả, đây là công của Lâm Thế Vinh.
***

Những phim thời trước Lưu Gia Lương chỉ chú tâm đến Hoàng Phi Hồng. Lưu Gia Lương đã khai thác tất cả những nhân vật trong phả hệ của Hồng Gia. Hoàng Phi Hồng là khuôn mặt biểu hiệu của môn phái. Lâm Thế Vinh là người có công truyền bá môn võ : sách ông soạn đã giới thiệu võ phái và phần đông những bậc thầy hiện nay đang dạy Hồng Gia ngoài Trung Quốc là đệ tử đời thứ hai của ông.


Tài liệu tham khảo

1) Lâm Thế Vinh, Công tự phục hổ quyền, Hương Cảng,
2) Lâm Thế Vinh, Hổ hạc song hình quyền, Hương Cảng,
3) Lâm Thế Vinh, Thiết tuyến quyền, Hương Cảng,
4) John Leong, Begining Hung-gar Kung-fu, Mỹ Quốc,
5) Hoàng Giám Hành, Việt hải võ lâm xuân thu, Trung Quốc, 1982,
6) Jane Hallander, The forms of Hung Gar, báo Inside Kung-Fu, tháng 7, 1983,
7) Vũ Trường, Các môn phái Thiếu Lâm vùng Chợ Lớn, báo Sổ Tay Võ Thuật số 28, Việt Nam, 1995.


Nguyễn Quí Jacques & Dufresne Thomas
Báo Sổ tay Võ Thuật số 46, tháng 4 năm 1997

14 novembre 2006

Lexique des arts martiaux chinois

Hongjia 洪家 (Hung Gar) : La boxe de « la famille Hong », l’un des styles du Sud de la Chine les plus répandus.

Neigong 内功 : « Les exercices internes », gymnastique traditionnelle pour entretenir la santé et fortifier le corps.

Nianshou 黏手 : « Les mains collantes », un exercice qui entraîne au combat rapproché. On en retrouve des variantes dans le Yongchun, le Tanglang Quan et l’ancien Taiji Quan.

Qinna 擒拿 : « Les Saisies et les contrôles », une branche de l’art martial chinois qui s’intéresse aux clefs et aux pressions des points vitaux. La boxe des poings et des pieds, la lutte et le Qinna, couvrent l'ensemble des techniques chinoises à mains nues.

Sanshou 散手 : « Le combat libre » traditionnel chinois. Bien peu de professeurs le connaissent, ils lui préfèrent trop souvent un mélange de techniques venant du Kick-Boxing et des films de Bruce Lee.

Shaolin 少林 : Célèbre monastère du Nord de la Chine qui abritait des moines soldats.

Shuai Jiao 摔交 : « La Lutte chinoise » traditionnelle. Elle a été introduite en France en 1987 par Yuan Zumou (né en 1940).

Tanglang Quan 螳螂拳 : La « boxe de la Mante religieuse ».

Taiji Quan 太極拳 (Tai Chi Chuan) : « Boxe du (principe philosophique) Taiji ».

Tuishou 推手 : « Les Mains qui poussent » exercice spécifique au Taiji Quan, où deux personnes essayent de se déséquilibrer en se poussant et en se tirant.

Wenwu 文武 : « Les lettres et les art martiaux ». En Chine, il y avait deux sortes d’examen au mandarinat, l’un de lettres (wen) et l’autre militaire (wu).

Yongchun 詠春 (Wing Chun) : Une des boxes du Sud de la Chine. Bruce Lee, qui la pratiquait lorsqu’il était jeune, l’a fait connaître en Occident.

Arts martiaux chinois ou Kung Fu ?

En France et depuis les années 70, on emploie habituellement le mot Kung-Fu 功夫 (Gongfu selon la transcription Pinyin), afin de désigner la boxe chinoise en général. Cette expression nous vient des Etats-Unis où elle s'est imposée vers 1960.

Kung-Fu a de multiples sens en chinois :
- le temps ou l’effort que demande un travail ou un exercice,
- l’habilité, la compétence, la virtuosité, la dextérité, l’adresse ou la maîtrise,
- un travail, un exercice, un excellent exercice ou un exercice de qualité,
- un exercice spécial, ou complémentaire aux arts martiaux, bénéfique pour la santé ou permettant d'acquérir une capacité particulière.

En Cantonais (le dialecte principal des Chinois du Sud), l'expression Da Gongfu 打功夫 (s'exercer à la boxe) est utilisée. Et comme les Cantonais forment la communauté chinoise la plus nombreuse des Etats-Unis, le mot Gongfu s'est imposé.

Le succès du terme Kung-Fu en Occident a fait que même la Chine commence à l'utiliser dans le sens de boxe chinoise, essentiellement d'ailleurs pour ses produits d'exportation !
Néanmoins, la Chine Populaire préfère utiliser l'expression Wushu 武術 (Art martial). Le sens de Wushu est d'ailleurs plus précis que celui de Kungfu.

13 novembre 2006

Liens

Sur les arts martiaux chinois et vietnamiens :

YouTube

Kwoon

Kung Fu Magazine


Sur les arts martiaux du Nord de la Chine :

Haojia Meihua Tanglang

Shanxi Xingyi


Sur les arts martiaux du Sud de la Chine :

Yongchun Baihe

Hongjia

Baimei

Nan Tanglang


Sur les arts martiaux vietnamiens :

Actualités de la région de Bình Định

Forum de discussion

Les auteurs de ce blog

Thomas Dufresne et Jacques Nguyên ont rédigé plusieurs livres (dont deux ont été publiés et sont aujourd’hui épuisés), ainsi que des articles pour la revue spécialisée Sổ Tay Võ Thuật.

Qui Jacques Nguyên

Qui Jacques Nguyên, né en 1959, a commencé son étude des arts martiaux chinois et vietnamiens en 1968 à Saïgon. Il s’est installé en France en 1976.

Les principaux styles qu’il pratique sont : Trung Sơn, Võ Lâm, Boxe Libre (Võ Tự Do), style Chen et Yang du Taiji Quan 陳氏太極拳,楊氏太極拳, Qixing Tanglang Quan 七星螳螂拳, Yongchun 詠春, Hongjia 洪家, armes, Neigong 內功.

Il est acuponcteur et docteur en médecine.

Thomas Dufresne

Thomas Dufresne, né en 1958, a commencé par étudier le Ju-Jitsu 柔術 avec son père, un élève de Mikinosuke Kawaishi (川石酒造之助, 1899-1969).

A partir de 1975, il s’est consacré aux arts martiaux chinois : style Chen et Xiaozhoutian du Taiji Quan 陳氏太極拳,小周天太極拳, Shaolin Quan 少林拳, Shuai Jiao 摔交, Qinna 擒拿, Sanshou 散手, armes, Neigong 內功, etc.

 

arts martiaux,thomas dufresne,taiji quan,tai chi


Il est également auteur d'ouvrages et d’articles sur l’histoire de Paris (voir : http://secretsdeparis.blogspirit.com/bibliographie/) et l'histoire de l'art.

Pour nous contacter

cliquer ici