28 septembre 2007
Vịnh Xuân Thốn kình xung quyền
Đó là "đòn đấm không cần lấy đà" (the one-inch punch) đã làm nổi danh Lý Tiểu Long tại Long Beach vào năm 1964. Đòn nầy thật sự không khó, chỉ cần nắm vửng vài yếu quyết. Hai tác giả thuở xưa thường hay biểu diễn đòn đấm nầy với bạn bè.
Người biểu diễn đưa thẳng tay ra, để nắm tay đụng vào người đối thủ, đối thủ đứng hai chân ngang bằng. Sau đó, kéo tay về sau cỡ một centimét (như chúng ta sẽ thấy sau đây, ta càng ít kéo tay về sau cuộc biểu diễn càng ngoạn mục bây nhiêu). Rồi phát đòn đấm gần như không lấy đà làm cho đối thủ bị văng ra xa.
Sự kiện là người bị đấm văng ra sau thay vì ngã tại chỗ chứng tỏ đây là một đòn đẩy chớ không phải là một đòn đánh ! Trong những cuộc tranh tài quyền Anh, chúng ta từng thấy võ sĩ trúng đòn gần như ngả gục tại chỗ, chính những phim ảnh võ thuật đả đưa ra hình ảnh giả tạo của người võ sĩ bị đánh văng ra xa.
Dỉ nhiên trước khi muốn đẩy, chúng ta không cần rời nắm tay khỏi người địch thủ. Và muốn cho cuộc biểu diễn nầy thành công hơn, chúng ta phải cho khán giả lầm tưởng là ta dùng một đòn đánh.
Nhiều yếu quyết khác được sử dụng. Như khi đẩy, ta đặt nắm tay vào chấn thủy của đối phương, như vậy lúc bị đẩy, sự đau nhói tại chấn thủy cho đối phương cảm tưởng là bị đánh !
Điểm thứ nhì là trước khi phát đòn, ta đẩy nhẹ đối thủ về sau làm cho y đứng trên gót chân, đòn xô của ta sau đó dể thực hiện và ngoạn mục hơn. Như vậy chúng ta dể hiểu là rút tay lại trước khi đánh sẽ giúp cho đối phương, lúc đó đặt trọng tâm trên đầu ngón chân, chống lại sức đẩy của ta! Chủ yếu của thuật biểu diễn là làm cho khán giả lầm tưởng là những điều đó làm trở ngại cho cuộc biểu diễn, khi thật sự giúp ta thực hiện cuộc biểu diễn !
Một cách khác làm cho đối thủ đứng trên đầu ngón chân và cho tay mình hơi cong nơi cùi chỏ là sau lúc chạm vào người đối phương, ta hơi cong cổ tay, như vậy chỏ tự nhiên cong lại. Lúc phát đòn, ta dùng lực phát xuất từ chỏ và cổ tay, vì vậy, đòn nầy còn được gọi là "Uyển lực xung quyền" hay thế đấm dùng lực phát từ cổ tay.
Cuối cùng ta có thể đặt một cái ghế sau lưng đối phương. Khán giả lầm tưởng ta thận trọng muốn tránh cho đối phương khỏi bị thương sau khi chịu đòn của ta. Nhưng thật sự cái ghế chặn đối phương lui lại. Nếu đối thủ để giữ thăng bằng, muốn lùi chân thì chạm vào chân ghế và té trên ghế !
Chúng tôi xin nhắc lại là lực dùng trong đòn đẩy nêu trên phát xuất từ :
- sự di chuyển của trọng tâm thân thể từ chân sau tới chân trước,
- sự chuyển động của eo,
- sự co duỗi của cột xương sống,
- sự mỡ ra và khép lại của lòng ngực.
Tay chỉ dùng để chuyển lực đó tới người địch thủ.
Để kết thúc bài báo nầy, chúng tôi nhấn mạnh là một đòn đấm chỉ dùng để đánh, áp dụng một kình lực tàn phá, tay đấm chỉ chạm vào người địch thủ trong một thời gian rất ngắn, lúc chỏ đã hoàn toàn thẳng, khi kình lực tàn phá được phát huy tới mức độ cao nhất. Địch thủ bị trúng đòn, ngã gục tại chỗ.
Hiện nay, vì một mục đích biểu diễn, có võ sĩ sử dụng đòn đấm để đẩy, thật trái hẳn với nguyên lý của một thế đấm. Muốn đẩy thì ta nên sử dụng bàn tay vì tay đẩy phải dính liền với người đối thủ từ lúc cùi chỏ còn cong tới lúc thẳng ra, kình lực đẩy mới truyền hết qua người địch. Đối thủ lúc đó bị hất ra xa.
Nguyễn Quí Jacques và Dufresne Thomas
00:20 Publié dans Articles en vietnamien | Lien permanent | Commentaires (0) | Tags : One inch punch, Thốn kình xung quyền, Lý Tiểu Long, Bruce Lee, Uyển lực xung quyền