10 juillet 2010
BUBISHI, quyền kinh của Karaté đảo Okinawa
Trong giới Karaté đảo Okinawa, từ khoảng thế kỷ thứ 19, có lưu truyền một quyển sách võ thuật Trung Hoa, có tên là Bubishi (武備志, Võ bị chí).
Nguyên văn của tác phẩm chỉ định là tư liệu của môn Vĩnh Xuân Bạch Hạc Quyền永春白鶴拳, một phái rất thịnh hành miền Nam Trung Quốc.
Tuy trùng tên, quyển sách này khác hẳn với hai quyển Võ bị chí 武備志 (soạn bởi Mao Nguyên Nghĩa 茅元儀), và Võ bị tân thư 武備新書.
Cuốn Bubishi đã ảnh hưởng rất nhiều hai chi phái Karaté Okinawa và Nhật Bản. Gichin Funakoshi (1868-1957), ông tổ của môn Karaté Nhật Bản, có trích vài đoạn đăng trong tác phẩm của ông ta.
Chúng tôi xin dịch bài ca chủ yếu của Bubishi, dựa vào truyền thống võ thuật Trung Hoa, và nhất là tài liệu của môn Vĩnh Xuân Bạch Hạc Quyền. Trước đây những bản dịch được thực hiện trong bối cảnh Karaté và văn hóa Okinawa hay Nhật Bản.
Chúng tôi có tham khảo những tài liệu sau đây :
- 渾元劍經, Hồn nguyên kiếm kinh, Tất Khôn, soạn vào thế kỷ thứ 14.
- 紀效新書, Ký hiệu tân thư, Thích Kế Quang, xuất bản lần đầu tiên năm 1562.
- 永春白鶴拳, Vĩnh Xuân Bạch Hạc Quyền, Hồng Chánh Phước, Lâm Ẩm Sinh và Tô Doanh Hán, Nhân dân thể dục xuất bản xã, Trung Quốc, 1990.
- 白鶴拳家正法, Bạch Hạc quyền gia chánh pháp, Lâm Đổng (sống dưới thời Càn Long : 1736-1796), Tô Doanh Hán và Tô Quân Nghị chú thích, Dật văn xuất bản hữu hạn công ty, Đài Bắc, 2004.
- 白鶴仙師祖傳真法, Bạch Hạc tiên sư tổ truyền chân pháp, tác giả vô danh (thời nhà Thanh), Tô Doanh Hán và Tô Quân Nghị chú thích, Dật văn xuất bản hữu hạn công ty, Đài Bắc, 2004.
- 桃源拳術, Đào nguyên quyền thuật, Tiêu Bá Thực, Tô Doanh Hán và Tô Quân Nghị chú thích, Dật văn xuất bản hữu hạn công ty, Đài Bắc, 2004.
- 方七娘拳祖, Phương Thất Nương quyền tổ, tác giả vô danh, Tô Doanh Hán và Tô Quân Nghị chú thích, Dật văn xuất bản hữu hạn công ty, Đài Bắc, 2004.
- 永春鄭禮叔教傳拳法, Vĩnh Xuân Trịnh Lể thúc giáo truyền quyền pháp, Tô Doanh Hán và Tô Quân Nghị chú thích, Dật văn xuất bản hữu hạn công ty, Đài Bắc, 2004.
- 自述切要條文, Tự thuật thiết yếu kiệt văn, Trịnh Tiều (sống dưới thời Càn Long : 1736-1796), Tô Doanh Hán và Tô Quân Nghị chú thích, Dật văn xuất bản hữu hạn công ty, Đài Bắc, 2004.
- 中國古文大辭典, Dictionnaire classique de la langue chinoise, Trung Quốc cổ văn đại từ điển, F. S. Couvreur, Kuangchi Press, 1966.
- 漢法綜合辭典, Dictionnaire français de la langue chinoise (Hán Pháp tống hợp từ điển), Institut Ricci, Taibei-Paris, 1986.
- 漢語大字典, Hanyu da zidian (Hán ngữ đại tự điển), Hubei-Sichuan, 1993.
- 漢越字典, Hán Việt tự điển, Thiều Chửu, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, 1993.
Xin trình bày sau đây bản dịch mới :
拳法 之 大 要 八 句
Quyền pháp chi đại yếu bát cú
« Thiết yếu của quyền pháp (tóm gọn trong) tám câu »
人 心 同 天 地
Nhân tâm đồng thiên địa
« Tâm của nguời hòa hợp với trời đất »
Chú thích :
Tâm theo nghĩa xưa là tư tưởng, trí tuệ.
Thiên điạ là trời và đất, là thế giới chung quanh ta.
Như vậy, ta có thể hiểu câu này là : « Tư tưởng ta tập trung theo dỏi thế giới chung quanh ta ».
Vậy câu thứ nhứt luận về thâm tâm của người luyện quyền hay võ sĩ lúc chiến đấu.
血 脈 似 日 月
Huyết mạch tự nhật nguyệt
« Máu lưu thông như mặt trời (với) mặt trăng »
Chú thích :
Thân thể thả lỏng, những cơ khớp đều dính liền với nhau.
Trong khi năm chữ đầu nhấn mạnh tới sự tập trung của tinh thần, thì năm chữ sau dạy là thân thể phải sẳn sàng chiến đấu.
法剛 柔 吞 吐
Pháp cương nhu thôn thổ
« Phương pháp (là sử dụng) cương nhu (và) thôn thổ »
Chú thích :
Cương nhu vừa là nguyên lý phát lực sử kình vừa là nguyên tắc chiến đấu.
Đây là một khái niệm cổ truyền trong quyền thuật miền Bắc (Thiếu Lâm quyền 少林拳, Thái Cực quyền 太極拳, Trường Gia quyền 萇家拳, Tâm Ý Lục Hợp quyền 心意六合拳, Đường Lang quyền 螳螂拳, vân vân), và miền Nam (Vịnh Xuân quyền 詠春拳, Hồng Gia 洪家, Bạch Mi 白眉, vân vân).
Lúc dùng kình lực, thì thân thể buông lỏng, và kình chỉ phát lúc cần thiết. Môn Trần Gia Thái Cực với đòn thế lúc nhu lúc cương minh họa khái niệm này.
Khi chiến đấu, lý Cương Nhu được hiểu theo hai cách. Lúc thì dùng cái mạnh của ta để thắng cái yều của địch thủ, đó là « Dỉ cương thắng nhu » hay « Dỉ cường thắng nhược ». Lúc thì dùng cái mềm nhẻo của ta để chế ngự cái mạnh cứng của đối phương, bằng cách mượn sức của địch nhân, người xưa có câu « Dỉ nhu chế cương ».
Nhưng động cơ của Cương nhu là Thôn thổ. Trước tiên, ta có thể dịch thôn và thổ là thở ra và hít vào. Nhưng hơi thở dính liền với chuyển động của thân thể. Thí dụ, thôn là co người lại để đở một thế công của địch nhân, và thổ là vương người tới, như con cọp phóng tới, để phản công. Muốn như vậy, cột sống được sử dụng như cái lò xo. Thôn là ép lò xo, thổ là lò xo bún ra… Hai động tác thôn thổ vừa tương phản vừa tương trợ.
Thôn thổ củng là một khái niệm có tại hai miền Nam và Bắc. Nguyên từ ngữ này là « thôn thổ phù trầm » (吞吐浮沉).
Nhưng ta không nên kết luận là thôn chỉ là nhu, và thổ chỉ là cương. Kình lực học của võ thuật Trung Hoa phức tạp hơn như ta có thể lầm tưởng.
Như vậy câu thứ ba này đưa ta vào lảnh vực chiến lược học…
身 隨 時 應 變
Thân tùy thời ứng biến
« Thân thể tùy theo thời cơ mà đối đáp »
Chú thích :
Ta có tìm thấy từ ngữ này trong tác phẩm của hiệp sĩ Tất Khôn (畢坤) (thế kỷ thứ 14). Và hai thế kỷ sau, đại tướng Thích Kế Quang (戚繼光) (1528-1588) có khuyên là « Tiến nhanh (và) tùy cơ ứng biến » (一霎步隨機應變, Nhất siếp bộ tùy cơ ứng biến).
Vì một võ sĩ giỏi chiến đấu không áp dụng một cách triệt để những đòn thế đã luyện qua. Tuy rành chiến lược, tuy đã luyện thuần thục chiến thuật, anh ta củng phải tùy theo thời cơ mà chiến đấu.
手 逢 空 則 入
Thủ phùng không tắc nhập
« Tay gặp khoảng không là tiến vào »
Chú thích :
Không môn (空門) là một danh từ thường dùng trong môn Vĩnh Xuân Bạch Hạc Quyền.
Nói một cách khác, Không môn là cữa đã mở (danh từ khác là Khai môn, 開門). Đây là một nguyên lý cơ bản và quan trọng của võ thuật Trung Hoa. Muốn đánh địch như muốn vào nhà. Và muốn vào nhà thì ta phải mở cửa.
馬 進 退 離 逢
Mã tiến thối ly phùng
« Di chuyển có tiến và lùi (và) lúc rời xa lúc tiến gần »
Chú thích :
Ở đây chúng tôi nghỉ là quyển Bubishi viết sai chữ Mã. Vì chữ Mã (碼, cái cân) không có nghĩa trong câu trên. Ngược lại nếu ta đổi thành chữ Mã (馬, con ngựa, và trong giới võ thuật miền Nam, có nghĩa là di chuyển), ý nghĩa đoạn văn rỏ ràng ngay.
Năm chữ trên có vẻ tầm thường như hai chữ thôn thổ trước đó. Thật sự, câu thứ sáu này tóm gọn một khái niệm chủ yếu của chiến lược võ thuật Trung Hoa : chế ngự không gian và thời gian trong chiến đấu pháp.
目 要 觀 四 面
Mục yếu quan tứ diện
« Mắt phải nhìn bốn mặt »
Chú thích : Bốn mặt là bốn hướng.
耳 能 聽 八 方
Nhỉ năng thính bát phương
« Tai phải nghe tám hướng »
Chú thích : Bát phương chỉ bốn hướng chánh và bốn gốc.
Như vậy hai câu đầu và hai câu chót của bài ca, luận về sự chú ý, sự cảnh giác, sự tập trung tinh thần, sự nới giản của thân thể trước và trong khi giao chiến. Và bốn câu giữa luận tới hai phần sữ kình và chiến lược.
Để độc giả có thể kiểm soát bản dịch của chúng tôi nằm trong khuôn khổ văn hóa của Vĩnh Xuân Bạch Hạc Quyền, chúng tôi ghi lại sau đây vài đoạn trích từ quyển « Bạch Hạc quyền gia chánh pháp » (白鶴拳家正法), có từ thế kỷ thứ 18 :
眼 觀 四 面
Nhản quan tứ diện
« Mắt nhìn bốn mặt »
耳 聽 八 方
Nhỉ thính bát phương
« Tai nghe tám hướng »
[...]
逢 剛 則 柔
Phùng cương tắc nhu
« Gặp cương (ta) phải nhu »
逢 柔 則 剛
Phùng nhu tắc cương
« Gặp nhu (ta) phải cương »
遇 空 則 入
Ngộ không tắc nhập
« (Ta) gặp khoảng không thì (ta liền) vào »
遇 門 則 過
Ngộ môn tắc quá
« (Ta) thấy cửa thì (ta) đi qua »
[...]
必 須 內 用 吞 吐 浮 沉
Tất tu nội dụng thôn thổ phù trầm
« Ở trong thì phải dùng Thôn thổ phù trầm »
外 用 剛 柔 相 濟 之 變化
Ngoại dụng cương nhu tương tể chi biến hóa
« Ở ngoài dùng biến hóa của cương nhu »
© Nguyễn Quí Jacques và Dufresne Thomas, 2010.
23:49 Publié dans Articles en vietnamien | Lien permanent | Commentaires (0) | Tags : bubishi, karaté, okinawa, vĩnh xuân bạch hạc, chiến lược, phát kình
12 octobre 2007
Le Bubishi
Au moins depuis le 19e siècle, parmi les pratiquants de Karaté de l’île d’Okinawa, se transmet un traité de boxe chinoise intitulé :
武 備 志
Wubei zhi (en chinois)
Bubishi (en japonais)
Les « Annales de la préparation au combat ».
Son texte précise qu’il provient de la « Boxe de la grue blanche de (la ville de) Yongchun » (永春白鶴拳, Yongchun baihe quan), une boxe particulièrement répandue dans le Sud de la Chine.
Bien qu’il porte quasiment le même nom, ce traité ne doit pas être confondu avec le « Nouveau livre de la préparation au combat » (武備新書, Wubei xinshu) dont le contenu est complètement différent.
Le Bubishi a eu, et a toujours, une grande influence, tant sur le Karaté d’Okinawa, que sur celui du Japon (voir : The Bible of Karate - Bubishi, de Patrick McCarthy, Tuttle Martial Arts, Etats-Unis, 1995 ; Bubishi à la source du Karaté, de Roland Habersetzer, Budo éditions, 2007 ; Karaté d’Okinawa - les sources du Fujian, de Lionel Lebigot, 2007). Gichin Funakoshi (1868-1957), le pionnier du Karaté au Japon, s’y référait.
Il nous a semblé intéressant de tenter une traduction inédite du chant le plus connu de ce Bubishi, à la lumière des textes et chants traditionnels chinois et plus particulièrement de ceux provenant du Yongchun baihe quan, la boxe dont il émane. Les traductions proposées jusque-là avaient plutôt été réalisées dans le contexte du Karaté et de la culture okinawaïenne, voire japonaise.
Pour cette traduction, nous nous sommes spécialement appuyés sur les ouvrages suivants :
¨ 渾元劍經, Hunyuan jianjing, de Bi Kun, écrit au 14e siècle.
¨ 紀效新書, Jixiao xinshu, Qi Jiguang, publié pour la première fois en 1562.
¨ 永春白鶴拳, Yongchun baihe quan, de Hong Zhengfu, Lin Yinsheng et Su Yinghan, édité par Renmin tiyu chubanshe, Beijing, 1990.
¨ 白鶴拳家正法, Baihe quanjia zhengfa, de Lin Dong (vivant sous le règne de Qian Long : 1736-1796) avec les commentaires de Su Yinghan et Su Junyi, édité par Yiwen chuban youxian gongsi, Taibei, 2004.
¨ 白鶴仙師祖傳真法, Baihe xianshi zuzhuan zhenfa, d’auteur inconnu (datant des Qing) avec les commentaires de Su Yinghan et Su Junyi, édité par Yiwen chuban youxian gongsi, Taibei, 2004.
¨ 桃源拳術, Taoyuan quanshu, de Xiao Boshi (vivant sous le règne de Qianlong) avec les commentaires de Su Yinghan et Su Junyi, édité par Yiwen chuban youxian gongsi, Taibei, 2004.
¨ 方七娘拳祖, Fang Qiniang quan zu, d’auteur inconnu (datant des Qing) avec les commentaires de Su Yinghan et Su Junyi, édité par Yiwen chuban youxian gongsi, Taibei, 2004.
¨ 永春鄭禮叔教傳拳法, Yongchun Zheng Li shu jiaozhuan quanfa, d’auteur inconnu (début des Qing) avec les commentaires de Su Yinghan et Su Junyi, édité par Yiwen chuban youxian gongsi, Taibei, 2004.
¨ 自述切要條文, Zi shu qieyao tiaowen, de Zheng Qiao (vivant sous le règne de Qian Long, de la 5e génération du Yongchun Baihe) avec les commentaires de Su Yinghan et Su Junyi, édité par Yiwen chuban youxian gongsi, Taibei, 2004.
¨ 中國古文大辭典, Dictionnaire classique de la langue chinoise, F. S. Couvreur, Kuangchi Press, 1966.
¨ 漢法綜合辭典, Dictionnaire français de la langue chinoise, Institut Ricci, Taibei-Paris, 1986.
¨ 漢語大字典, Hanyu da zidian, Hubei-Sichuan, 1993.
Voici cette nouvelle traduction :
拳 法 之 大 要 八 句
Quanfa zhi da yao ba ju
« L’essentiel de la boxe en huit sentences »
人 心 同 天 地
Renxin tong tiandi
« Le cœur de l’homme (est en) harmonie (avec) le ciel et la terre »
Remarques : Renxin signifie le « cœur de l’homme », le « sentiment », l’« esprit », l’« attention ».
Tiandi désigne « le ciel et la terre » et a donc le sens de « monde ».
Aussi on peut traduire, plus prosaïquement, par :
« La conscience (est) à l’écoute du monde (qui nous entoure, prête à faire face à toute situation) »
Cette première sentence traite donc de l’état de conscience du combattant.
血 脈 似 日 月
Xuemo si ri yue
« La circulation du sang (est) comme le soleil et la lune »
Remarques : Le corps est relâché, toutes ses parties sont, sans cesse, bien reliées entre elles.
Alors que les cinq premiers caractères insistaient sur la nécessité que l’esprit soit prêt, les cinq suivants demandent à ce que le corps soit également prêt.
法 剛 柔 吞 吐
Fa gang rou tun tu
« La méthode (est d’utiliser) la dureté et la souplesse et le Tun et le Tu »
Remarques : Le Gang et le Rou (la dureté et la souplesse) sont à la fois une recommandation biomécanique et stratégique.
C’est un concept très ancien que l’on retrouve aussi bien dans les boxes du Nord (Shaolin quan 少林拳, Taiji quan 太極拳, Changjia quan 萇家拳, Xinyiliuhe quan 心意六合拳, Tanglang quan 螳螂拳, etc.), que dans celles du Sud (Yongchun quan 詠春拳, Hongjia 洪家, Baimei 白眉, etc.)
Biomécaniquement, il s’agit de se mouvoir souplement, tel un félin, et de n’employer la force qu’à l’instant précis où cela est absolument nécessaire. Le style Chen du Taiji quan, où l’évolution souple du pratiquant est ponctuée de brusques mouvements explosifs, en est une bonne illustration.
Stratégiquement, le Gang et le Rou peuvent se décliner de deux manières. Tantôt, il s’agit de vaincre la faiblesse par la force, en attaquant le point faible adverse ; tantôt, il s’agit de vaincre la force par la souplesse, en empruntant la force adverse.
Or, le moteur du Gang et du Rou est le Tun tu.
Au premier abord, on peut être tenté de traduire Tun tu seulement par : « inspirer et expirer » ; Tun voulant dire « avaler », « engloutir », « détruire » et Tu « cracher », « émettre », « dévoiler ».
Mais, cette respiration est liée à la biomécanique du corps. Tun, c’est se recroqueviller, par exemple pour contrer une attaque, en la bloquant. Et Tu c’est se détendre, tel le tigre qui bondit sur sa proie.
Pour cela, la colonne vertébrale est employée comme un ressort (nous avons détaillé cela dans Taiji Quan, Art martial ancien de la famille Chen, p114). Les deux mouvements Tun et Tu forment un couple dont chacun est l’élan de l’autre...
Tun tu est aussi une notion que l’on retrouve en Chine, du Nord au Sud. L’expression complète est souvent : « Tun et Tu (comme pour) sortir de l'eau (ou) s'enfoncer » (吞吐浮沉, Tun tu fu chen).
Tu surprend l’adversaire, tel le dragon qui surgit des eaux troubles du marais.
Il ne faut pas en conclure que Tun soit un mouvement invariablement souple (Rou) et Tu forcément dur (Gang). La biomécanique traditionnelle martiale chinoise est bien plus riche que cela.
Avec cette troisième sentence, nous entrons de plein pied dans la stratégie du combat...
身 隨 時 應 變
Shen suishi yingbian
« Le corps réagit selon les circonstances »
Remarques : Suishi veut tout autant dire « à tous moments », que « selon les circonstances ».
Yingbian a le sens de « parer à toute éventualité » en « s’adaptant aux circonstances ».
L’expression est déjà présente dans l’œuvre du chevalier Bi Kun (畢坤) (14e siècle). Et deux siècles plus tard, le général Qi Jiguang (戚繼光) (1528-1588) recommande d’« Avancer soudainement en s’adaptant aux circonstances » (一霎步隨機應變, Yi sha bu sui ji yingbian).
Car le bon combattant n’applique pas systématiquement des recettes toutes préparées. Bien qu’il connaisse parfaitement la stratégie, qu’il s’y soit longuement entraîné, il s’adapte afin de trouver la meilleure réponse au cas particulier qui surgit.
手 逢 空 則 入
Shou feng kong ze ru
« (Dès que) la main rencontre le vide alors (elle) entre »
Remarque : La « Porte vide » (空門, Kong men) est une expression usuelle du Yonchun baihe quan.
Cette « Porte vide » n’est autre que la « Porte ouverte », principe stratégique fondamental de l’art martial chinois (sur cette Porte ouverte, voir :
http://wenwu.blogspirit.com/archive/2006/11/28/la-porte-c...).
馬 進 退 離 逢
Ma jin tui li feng
« Le déplacement (s’effectue) en avançant ou en reculant et en s’éloignant ou en s’approchant »
Remarques : Ici, nous pensons que le Bubishi présente une erreur de transcription. En effet le caractère Ma (碼, « poids de balance ») ne se comprend guère dans ce contexte. En revanche, si on lui substitue son homophone Ma (馬, « cheval », mais aussi dans le milieu des arts martiaux du Sud de la Chine : « déplacements de jambes »), le texte redevient cohérent. Nous avons donc corrigé le caractère Ma, dans notre traduction.
Le sens de ces cinq caractères semble anodin à une première lecture, comme plus haut pour les deux caractères Tun tu.
En réalité, ils cachent une notion stratégique capitale : la maîtrise de l’espace et du temps, sur laquelle il y aurait beaucoup à dire.
目 要 觀 四 面
Mu yao guan si mian
« Les yeux doivent regarder (vers) les quatre côtés »
Remarque : Simian signifie de « tous côtés ».
耳 能 聽 八 方
Er neng ting ba fang
« Les oreilles écoutent (dans) les huit directions »
Remarque : Bafang désigne à la fois « les quatre points cardinaux et les quatre points collatéraux ».
Ainsi le chant se conclut par deux sentences sur l’attention et la vigilance. Avec les deux premières, elles forment un groupe de quatre sentences qui encadrent les quatre autres du milieu, ces dernières étant plus mécaniques et plus tactiques.
Ce chant pentasyllabique présente donc, en quarante caractères, un résumé de la biomécanique et de la stratégie de la boxe chinoise.
Pour contrôler que l’interprétation, que nous proposons ici, s’inscrit dans le contexte socioculturel du Yongchun baihe quan, on peut la confronter à un manuscrit du 18e siècle : le Baihe quanjia zhengfa (白鶴拳家正法) :
眼 觀 四 面
Yan guan simian
« Les yeux regardent (vers) les quatre côtés »
耳 聽 八 方
Er ting bafang
« Les oreilles entendent (dans) les huit directions »
[...]
逢 剛 則 柔
Feng gang ze rou
« (On) rencontre le dur alors (on est) souple »
逢 柔 則 剛
Feng rou ze gang
« (On) rencontre le souple alors (on est) dur »
遇 空 則 入
Yu kong ze ru
« (On) rencontre le vide alors (on) entre »
遇 門 則 過
Yu men ze guo
« (On) rencontre une porte alors (on la) franchit »
[...]
必 須 內 用 吞 吐 浮 沉
Bi xu nei yong tun tu fu chen
« Il est nécessaire à l’intérieur (d’) utiliser le Tun et le Tu (comme pour) sortir de l'eau (ou) s'enfoncer »
外 用 剛 柔 相 濟 之 變 化
Wai yong gangrou xiangji zhi bianhua
« (Et) à l’extérieur (d’) utiliser la complémentarité de la dureté et de la souplesse (pour) parvenir à se transformer »
© Traduction T. Dufresne, J. Nguyen, 2007.
09:25 Publié dans Textes anciens | Lien permanent | Commentaires (1) | Tags : bubishi, yongchun, baihe, biomécanique, stratégie, porte ouverte