12 septembre 2007
Sự liên hệ giữa Thiếu Lâm Quyền và Thái Cực Quyền
Trước hết, chúng tôi xin giới thiệu sơ lược hai môn Thiếu Lâm Quyền và Thái Cực Quyền.
Thiếu Lâm tự và Thiếu Lâm Quyền
Tại trung tâm văn hóa và lịch sử của Trung Quốc, tỉnh Hà Nam (Henan), có một ngôi chùa dựng vào năm 495 được danh tiếng trên thế giới. Tiểu thuyết võ hiệp, phim võ thuật, và một phim nhiều kỳ chiếu trên màn ảnh nhỏ bên Mỹ Quốc đã đưa một hình ảnh rất đẹp của những nhà sư ham mê luyện tập quyền thuật và côn pháp.
Trên núi Tung Sơn (Songshan), rừng Thiếu Thất (Shaoshi) đã cho chùa tại đây cái tên Thiếu Lâm (Shaolin). Theo truyền thuyết, vào thế kỷ thứ 6, nhà sư người Ấn Độ tên là Đạt Ma (Damo) tới chùa và lập môn Thiền. Từ đó chùa được danh tiếng trên phương diện đạo giáo.
Vào thế kỷ thứ 7, mười ba võ tăng giúp Hoàng thân Lý Thế Dân (Li Shimin) (599-649) chống lại một tướng phản nghịch. Rồi chùa có tiếng về võ thuật.
Vào thế kỷ thứ 16, Bạch Ngọc Phong lập nên quyền thuật cho chùa. Môn võ danh tiếng khắp nước vào khoảng 1600.
Tiểu thuyết võ hiệp đưa ra khá nhiều truyền kỳ về chùa Thiếu Lâm. Người ta xác nhận là Đạt Ma là tổ sư môn Thiếu Lâm Quyền. Có người bày ra chuyện cạnh tranh giữa nhà sư Thiếu Lâm và đạo sỉ Võ Đang. Lại có người đưa ra thuyết năm nhà sư thoát khỏi cuc hỏa thiêu chùa vào thế kỷ thứ 18...
Truyền thuyết có ghi lại một chùa Thiếu Lâm ở miền Nam nước Trung Hoa; nhưng hiện giờ không ai tìm được vết tích đích xác. Có người định vị trí tại Cữu Liên Sơn (Jiulian shan), còn người khác đặt chùa tại Tuyền Châu (Quanzhou) hay Phước Thanh (Fuqing).
Quyền thuật Thiếu Lâm không ngừng biến đổi trong chùa trên mấy thế kỷ, đặc biệt dưới sự ảnh hưởng của hai danh tướng Thích Kế Quang (Qi Jiguang) (1528-1588) và Du Đại Du (Yu Dayou) (1503-1579).
Thanh danh của nhà sư Thiếu Lâm làm cho nhiều người nói là quyền thuật mình dạy là Thiếu Lâm Quyền! Và như vậy vô số Thiếu Lâm Quyền chào đời. Nhưng phải công nhận là trong số đó có những môn thật sự xuất phát từ một nhà sư hay một đệ tử tục gia của chùa Thiếu Lâm.
Vào thập niên 1980, theo sự đòi hỏi của du khách và báo chí, chùa che chở lực sỉ cải trang thành nhà sư. Những "nhà sư" trẻ tuổi nầy biểu diễn vài trò và dạy một môn quyền thuật hổn hợp từ môn Trường Quyền và từ nhiều môn võ dạy chung quanh chùa.
Chung quanh chùa, ta có thể nêu ra những chi phái xuất từ Thiếu Lâm Quyền cổ truyền :
- Thiếu Lâm Quyền của gia đình họ Giá,
- Thiếu Lâm La Hán Quyền của Chu Thiên Hỷ (thế kỷ thứ 20),
- Thiếu Lâm Thiền Môn của Vương Tử Nhân (sanh năm 1890),
- Thiếu Lâm Quyền của gia đình họ Lương...
Bài quyền Thiếu Lâm có đặc điểm là đánh theo đường thắng, "chỗ một con trâu nằm là đủ". Những bài quyền cổ truyền thịnh hành nhất được dạy trong chùa là :
- Đại hồng quyền,
- Lục hợp quyền,
- La hán quyền,
- Mai hoa quyền,
- Pháo quyền,
- Thất tinh quyền,
- Thông bối quyền,
- Tiểu hồng quyền,
- Tâm ý bả,
- vân vân...
Gia đình họ Trần và Thái Cực Quyền
Vào cuối thế kỷ thứ 14, một người nông dân, tên là Trần Bốc, tới cư ngụ tại một làng nhỏ thuộc huyện Ôn, tỉnh Hà Nam, phía bắc sông Hoàng Hà. Ông là người tỉnh Sơn Tây, và là tổ của gia đình họ Trần. Làng mà ông tới cư ngụ sau đó được gọi là Trần gia câu.
Theo vài người trong gia đình họ Trần, môn võ bắt nguồn từ Trần Bốc, nhưng nhiều học giả khác nghỉ là môn võ chỉ xuất phát từ Trần Vương Đình...
Trần Vương Đình (1600-1680), thế hệ thứ 9, thuộc một gia đình điền chủ và gia đình ông đã biết xử dụng vài môn binh khí.
Quyển "Trần thị gia phổ" có ghi lại : "Ông sinh vào cuối triều đại nhà Minh (Ming), đầu triều đại nhà Thanh, danh tiếng tại tỉnh Sơn Đông (Shandong), đánh đuổi quân cướp, và là người đầu tiên đem vào gia đình ông môn quyền, đao và thương, ông thường xử dụng cây đại đao".
Theo "Hoài Thanh huyện chí", "Ôn huyện chí", và "An Bình huyện chí", vào 1641, Trần Vương Đình chỉ huy Dân quân của huyện Ôn. Những tài liệu nẩy dẫn chứng là Trần Vương Đình phải biết chút ít võ thuật.
Theo gia đình họ Trần, môn võ nầy chỉ truyền trong gia đình từ thế hệ nầy sang thế hệ khác.
Trước thế hệ thứ 14 vào thế kỳ thứ 18, theo "Trần thị Quyền Giới phổ", còn lưu tại Trần Gia câu, môn Thái Cực Quyền thời đó gồm có :
1) Đầu sáo quyền còn được gọi là Thập tam thức,
2) Nhị sáo quyền,
3) Tam sáo quyền còn có tên là Đại tứ sáo trùy,
4) Tứ sáo quyền còn được gọi là Hồng quyền, hay Thái Tổ hạ Nam đường,
5) Ngũ sáo quyền,
6) Trường quyền còn được gọi là Nhất bách linh bát thức,
7) Pháo trùy,
8) Đoản đả,
9) Tán thủ,
10) Kiều thủ,
11) Lược thủ,
12) Sử thủ,
13) Tam thập lục cổn điệt,
14) Kim Cang thập bát noa pháp,
15) Đơn đao,
16) Song đao,
17) Song kiếm,
18) Song giản,
19) Bát thương,
20) Bát thương đối thích pháp,
21) Thập tam thương,
22) Hoàn hậu Trương Dực Đức tứ thương,
23) Nhị thập tứ thương,
24) Nhị thập tứ thương luyện pháp,
25) Bàng la bảng,
26) Xuân thu đao,
27) Bàng la bảng luyện pháp,
28) Tuyền phong côn,
29) Đại chiến phác liêm.
Cho tới thế hệ thứ 14 vào thế kỷ thứ 19 môn võ gia truyền của gia đình họ Trần được chia ra thành hai chi nhánh chánh. Một chi nhánh xuất từ Trần Sở Nhạc, truyền bởi Trần Hữu Bản và Trần Hữu Hằng ; và một chi nhánh khác xuất từ Trần Nhử Tín, truyền bởi Trần Trường Hưng.
Từ ba đại võ sư của thế kỷ thứ 19 nầy, phát sinh ra hai chi nhánh còn lưu truyền hiện nay, chi nhánh Tiểu Giá và Đại Giá. Theo truyền thuyết, ba quyền sư nầy đã tóm gọn lại quyền giá, từ bảy bài quyền xưa, lúc đó chỉ còn lại hai bài : Đệ nhất lộ và Pháo trùy.
Trần Trường Hưng thời đó có dạy ngoài gia đình : hai học trò được biết nhất là Dương Lộ Thiền và Lý Bá Khôi. Dương Lộ Thiền là người thành lập chi phái Dương gia Thái Cực Quyền.
Từ chi nhánh Tiểu Giá phát xuất chi nhánh Triệu Bảo Giá của Trần Thanh Bình (1795-1868).
Còn chi nhánh Đại Giá vào thế kỷ thứ 20 chia ra hai chi phái : Lảo Giá của Trần Chiếu Phi (1893-1972) và Tân Giá của Trần Phát Khoa (1887-1957).
Môn Trần gia Thái Cực Quyền được biết ngoài gia đình họ Trần nhờ công của :
- Trần Phát Khoa và con là Trần Chiếu Khuê (1928-1981), thuộc Tân Giá,
- Trần Chiếu Phi thuộc Lảo Giá,
- Trần Tử Minh (?-1951) thuộc Tiểu Giá.
Chương trình hiện nay của chi phái Lảo Giá Trần gia Thái Cực Quyền bao gồm :
- Thái Cực quyền đệ nhất lộ,
- Thái Cực quyền đệ nhị lộ hay Pháo trùy,
- Ngũ chủng Thôi thủ,
- Thái Cực đơn đao,
- Thái Cực đơn kiếm,
- Thái Cực thương,
- Thái Cực thập tam can,
- Trần thị Xuân thu đại đao,
- Thái Cực song giản,
- Thái Cực song kiếm,
- Thái Cực song đao,
- Thái Cực tam can, bát can đối luyện,
- Thái Cực sao can đối luyện,
- vân vân...
Hiện nay, có năm chi phái Thái Cực Quyền thịnh hành nhất, đó là :
-chi phái Trần từ Trần Vương Đình (1600-1680),
-chi phái Dương từ Dương Lộ Thiền (1799-1872),
-chi phái Ngô từ Ngô Giám Tuyền (1870-1942), học trò đời thứ hai của Dương Lộ Thiền,
-chi phái Võ từ Võ Vũ Tương (1812-1880), học trò của Dương Lộ Thiền và Trần Thanh Bình (thế hệ thứ 15 của gia đình họ Trần, 1795-1868) và
-chi phái Tôn từ Tôn Lộc Đường (1861-1932), học trò đời thứ 2 của Võ Vũ Tương.
Những chi phái Dương, Ngô, Võ và Tôn chỉ dạy một bài quyền, và sau đó môn Thôi thủ. Chi phái Trần có dạy thêm một bài thứ nhì, bài Pháo trùy, bổ túc bài thứ nhất.
Riêng tại Việt Nam có môn Triệu Gia Thái Cực Chưởng, do Triệu Trúc Khê (1898-1991), thuộc Thái Cực Đường Lang Quyền, sáng tác vào thập niên 1950 tại Việt Nam. Chương trình của môn nầy gồm có :
-Thái Cực quyền gồm 24 thức (là bài Giản Hóa Dương gia Thái Cực quyền sáng tác vào thập niên 1950 tại Trung Quốc dưới sự chỉ định của Quốc Gia Thể Ủy),
-Đơn vãn thôi thủ,
-Thái Cực chưởng,
-Thái Cực kiếm,
-Thái Cực đao.
Nhiều môn khác cùng mang tên Thái Cực Quyền, đó là :
-Hòa Gia Thái Cực Quyền lập bởi Hòa Triệu Nguyên (1810-1890), đệ tử của Trần Thanh Bình (1795-1868),
-Lý Gia Thái Cực Quyền lập bởi Lý Thụy Đông, đệ tử đời thứ hai của Dương Lộ Thiền, vào cuối thế kỷ thứ 19, môn nầy còn được gọi là Ngũ Tinh Thái Cực Quyền hay Ngũ Tinh Trùy,
-Lý Gia Thái Cực Quyền truyền bởi Lý Anh Ngang (thế kỷ thứ 20),
-Nhạc Gia Thái Cực Quyền thành lập vào đầu thế kỷ thứ 20,
-Phó Gia Thái Cực Quyền, lập bởi Phó Chấn Tung (1881-1953),
-Tam Hợp Nhất Thái Cực Quyền lập bởi Trương Kính Chi, đệ tử đời thứ tư của Trần Thanh Bình (1795-1868),
-Thiếu Lâm Tổng Hợp Thái Cực Quyền truyền bởi nhà sư Như Tỉnh vào cuối thế kỷ thứ 19,
-Thường Gia Thái Cực Quyền lập bởi Thường Đông Thăng (1909-1986), một danh sư môn Suất Giao, với biệt danh là Hoa Hồ Điệp,
-Triệu Bảo Giá Thái Cực Quyền lập bởi Trần Thanh Bình (1795-1868),
-Trịnh Gia Thái Cực Quyền lập bởi Trịnh Mãn Thanh (1901-1975),
-Trương Gia Thái Cực Quyền truyền bởi Vạn Lai Thanh (Wan Laisheng) (1903-1992),
-Võ Đang Thái Cực Quyền, còn được gọi là Do Long Phái hay Long Hành Thái Cực Quyền, mới sáng tác sau nầy trên tiêu chuẩn của Dương Gia Thái Cực Quyền, hiện dạy trên núi Võ Đang,
-vân vân...
Luận bàn về sự liên hệ giữa Thiếu Lâm Quyền và Thái Cực Quyền
Để cho dể hiểu, chúng tôi xin chia cuộc luận bàn nầy ra tám điều. Giả thuyết chúng tôi trình bày đây, tùy chỉ là một giả thuyết, nhưng dựa vào sự kiện lịch sử.
Điều thứ nhất
Chỉ vào thời Trần Vương Đình ta mới nghe nói tới võ thuật của giòng họ Trần. Trần Vương Đình có phải là người sáng tác ra Thái Cực Quyền hay là ông đã học với một người ngoài gia đình ông?
Điều thứ nhì
Nhà văn Đường Hào (1897-1959) có tới Trần gia câu nghiên cứu và đã đưa ra thuyết là Trần Vương Đình (1600-1680) sáng chế Thái Cực Quyền dựa vào quyển Kỹ hiệu tân thư của Đại tướng Thích Kế Quang (1528-1588). Quyển sách nầy, xuất bản vào năm 1562, mô tả bằng hình vẻ 32 thế quyền, rút tỉa từ 16 môn quyền thuật của cuối triều đại nhà Minh (1368-1644), và 29 trong 32 tên của những thế quyền nầy được tìm thấy trong 7 lộ xưa của môn Thái Cực Quyền. Chẳng những tên giống mà có lúc thế lại giống nhau.
Theo chúng tôi, như vậy Đường Hào đã chứng minh rõ là môn Thái Cực Quyền đã bị ảnh hưởng nhiều bởi môn võ của Thích Kế Quang, nhưng ông không có chứng minh được là môn Thái Cực Quyền được truyền từ Thích Kế Quang... Trần Vương Đình chế môn Thái Cực từ quyển sách Kỹ hiệu tân thư hay là ông đã học môn võ đó từ một đệ tử đời thứ nhất hay thứ nhì của Thích Kế Quang?
Có một môn võ hiền đại, Thích gia Quyền, tự xưng chân truyền từ Thích Kế Quang. Trong những thế đặc biệt của môn phái, chúng tôi có tìm thấy : Bằng (Peng) và Tề (Ji), hai thế quan trọng của Thái Cực Quyền, một điều cần chú ý là hai thế nầy không được ghi lại trong quyển Kỹ hiệu tân thư của Thích Kế Quang.
Điều nầy cho chúng ta nghỉ là môn Thái Cực Quyền không được sáng tác từ quyển sách Kỹ hiệu tân thư mà lại được truyền từ Thích Kế Quang?
Điều thứ ba
Cách làng Trần gia câu cỡ 50 cây số, có một ngôi chùa Thiếu Lâm, được nhiều người biết đến nhờ tiểu thuyết và huyền thoại.
Nếu chúng ta so sánh những bài quyền xưa của Thiếu Lâm Quyền và bài quyền của Thái Cực Quyền, thì chúng ta sẽ thấy nhiều sự trùng hợp. Hơn ba mươi thế và một bài quyền (bài Pháo Trùy) mang cùng tên.
Thời nay khá nhiều sách được xuất bản, nhưng thời xưa ta phải là học trò của môn phái mới biết được tên thế.
Chúng tôi nhắc sự kiện nầy để giải thích là khi những thế của hai môn võ mà trùng tên thì chắc là hai môn nầy cùng một nguồn gốc !
Chúng tôi có tìm thấy những tên sau đây trong những bài của Thái Cực Quyền và Thiếu Lâm Quyền :
- Bạch hạc lượng sí,
- Bài cước,
- Bạch xà thổ tín,
- Bạch viên hiến quả,
- Bạch vân cái đỉnh,
- Triều thiên,
- Xung,
- Đả hổ,
- Đơn tiên,
- Đương đầu pháo,
- Nhị khởi cước,
- Phản thân,
- Phục hổ,
- Hải để lao nguyệt,
- Hoài trung bảo nguyệt,
- Hoàng long tam giảo thủy,
- Kim cang đảo đối,
- Kim kê đc lập,
- Khóa hổ,
- Lan trửu,
- Liên hoàn pháo,
- Điểu long bải vĩ,
- Thất tinh,
- Tước địa long,
- Đồng tử bái Quan Âm,
- Tảo đường thoái,
- Thập tự cước,
- Thập tự thủ,
- Dương cung xạ hổ,
- Vi Đà hiến can,
- Tiên nhân chỉ lộ,
- Tà hành,
- Tuyền phong cước,
- Yến tử chác,
- Dã mã phân tung,
- Ngọc nữ xuyên thoa,
- Trảm thủ,
- vân vân...
Như ta thấy, danh sách những thế trùng tên rất dài. Hơn nửa phần lý thuyết của hai môn phái có nhiều sự trùng hợp như : triền ty, phát kình, cương nhu tương tể, tứ lạng bạt thiên cân ...
Và nhiều tên thế nêu trên đều nằm trong quyển sách của Thích Kế Quang.
Chúng tôi có thể kết luận là Thiếu Lâm Quyền và Thái Cực Quyền đều chịu ảnh hưởng của môn quyền của Thích Kế Quang. Và vì núi Tung sơn không xa làng Trần gia câu, chúng tôi củng nghỉ là hai môn quyền thuật hoặc cùng một nguồn gốc hoặc đã ảnh hưởng lẩn nhau.
Điều thứ tư
Ba tên Kim cang, Vi Đà và Quan Âm trong những thế như : thế thứ hai của Thái Cực quyền đệ nhất lộ, thế thứ bốn mươi bảy của Thái Cực đơn kiếm và thế thứ hai của Thái Cực thập tam can không có trong quyển sách của Thích Kế Quang.
Ba tên của hai vị Phật và một vị Thần nầy cho phép chúng tôi nghỉ là môn Thái Cực Quyền bắt nguồn từ Thiếu Lâm Quyền. Và môn Thiếu Lâm có gốc từ võ thuật của Thích Kế Quang vì trong hơn nửa những bài của Thiếu Lâm đều có ít nhất một thế của Thích Kế Quang.
Xin nhắc lại là chùa Thiếu Lâm thường mời danh tài võ thuật đến chùa để trao đổi kỹ thuật.
Điều thứ năm
Lược sử gia võ thuật Matsuta Takachi, trong quyển Trung Quốc võ thuật sử lược, ghi lại những trùng hợp giữa hai môn phái : bài Hồng quyền, bài thứ tư của môn Thái Cực Quyền thời xưa, giống bài Hồng quyền của Thiếu Lâm Môn.
Trong bài Bàng la bảng của Trần Vương Đình và một bài côn của Thiếu Lâm môn, Matsuta còn tìm thấy bốn thế giống nhau và mang cùng tên :
- Triều thiên thế,
- Đường sơn thế,
- Địa xà thế,
- Khóa kiếm thế.
Điều thứ sáu
Nhưng điều mà Matsuta không ghi nhận là hai thế trong bốn thế côn (Triều thiên thế và Khóa kiếm thế) mà ông nêu ra đều nằm trong phần Thương phổ của Thích Kế Quang. Và quan trọng hơn, bốn thế đó chúng tôi đều tìm thấy trong quyển sách của Trình Xung Đẩu (1561- ?), xuất bản vào năm 1621 : Thiếu Lâm côn pháp xiển tông ! Trình Xung Đẩu là đệ tử tục gia của chùa Thiếu Lâm.
Như vậy phải là Thiếu Lâm Quyền đã ảnh hưởng Thái Cực Quyền vì Trình Xung Đẩu sanh bốn mươi năm trước Trần Vương Đình ?
Điều thứ bảy
Vào năm 1984, quyển Thiếu Lâm võ thuật, xuất bản tại tỉnh Hà Nam, trình bày bài Tâm ý quyền. Tác giả Giá Triệu Tuyền nói là bài nầy được truyền từ ông tổ Giá Thục Vọng, một đệ tử của chùa Thiếu Lâm.
Giá Triệu Tuyền cắt nghĩa là ông tổ của ông đã chép bài Tâm ý quyền từ một quyển sách trong thư viện của chùa Thiếu Lâm, vào triều đại Hoàng Đế Khánh Hy (1662-1723), khoảng thời gian cuối đời của Trần Vương Đình (1600-1680). Mà phần diễn thế của bài Tâm ý quyền giống y bài Thái Cực quyền đệ nhất lộ và thế của hai bài trùng tên rất nhiều !
Khi chúng tôi khám phá ra quyển sách nầy, chúng tôi bị kinh ngạc bởi vài sự kiện.
- Sự kiện thứ nhất, chùa Thiếu Lâm và làng Trần gia câu chỉ cách nhau chừng độ hai ngày đi bộ. Vả lại, vào thế kỷ thứ 17, Trần Vương Đình có tới núi Tung sơn khuyên bạn ông là Lý Tế Ngộ (Li Jiyu) hàng đầu nhà Minh.
- Sự kiện thứ nhì, không như ta lầm tưởng, Thiếu Lâm Quyền và Thái Cực Quyền có lý thuyết, thế và bài rất giống nhau.
- Sự kiện thứ ba, Thiếu Lâm Quyền và Thái Cực Quyền đều bị ảnh hưởng bởi môn võ của Thích Kế Quang.
- Sự kiện thứ tư, hai môn đều có vài thế võ mà ta không tìm thấy trong môn võ của Thích Kế Quang...
Điều thứ tám
Theo như Đại tướng Du Đại Du thuật lại trong quyển "Chánh khí đương tập", vào năm 1561, Du Đại Du, lúc đem quân đi xuống hướng nam, đã ghé thăm chùa Thiếu Lâm, và chỉ trích môn côn pháp của các nhà sư, nộp hai hòa thượng Tông Kình và Phổ Tòng làm đệ tử, cùng nhau đánh đuổi quân Nhật Bãn trong ba năm ; Tông Kình và Phổ Tòng học với Du Đại Du côn, kiếm, khinh công và quyền pháp ; sau đó, Tông Kình trở về Thiếu Lâm tự và truyền lại môn võ của Du Đại Du.
Du Đại Du là bạn thân của Thích Kế Quang (1528-1588), Thích Kế Quang cùng tập luyện chung với Du Đại Du và học côn pháp với Du Đại Du. Dỉ nhiên trong nhửng môn võ của Thích Kế Quang ghi chép lại, có một phần là môn võ của Du Đại Du.
Kết luận cho tám điều trên
Tất cả những sự kiện trên cho phép chúng tôi nghỉ là môn Thiếu Lâm Quyền được hoàn toàn canh tân lại vào thế kỷ thứ 16 dưới sự ảnh hưởng của môn võ của Du Đại Du (1503-1579) và Thích Kế Quang (1528-1588).
Sau đó vài chục năm, Trần Vương Đình (1600-1680), Tưởng Phát (1574-?) hay một người khác học môn quyền của Thiếu Lâm và đem lại Trần gia câu.
Cuối cùng, Thiếu Lâm Quyền theo thời gian được canh tân lại nhiều lần.
Tóm lại, Thái Cực Quyền bắt nguồn từ môn võ của hai ông Du và Thích qua sự trung gian của Thiếu Lâm Quyền vào thế kỷ thứ 16 và 17.
Dỉ nhiên môn Thái Cực Quyền sau đó đã chịu ảnh hưởng của những môn khác và được gia đình họ Trần tu bổ thêm nên môn Thái Cực có những đắc điểm mà ta không tìm thấy trong môn võ của Du hay của Thích hay môn Thiếu Lâm.
Nguyễn Quí Jacques và Dufresne Thomas
00:40 Publié dans Articles en vietnamien | Lien permanent | Commentaires (0) | Tags : Thiêu Lâm, Thai Cuc quyên, Thiếu Lâm, Thái Cực quyền, Thích Kế Quang, Du Đại Du
Sự liên hệ giữa Thiếu Lâm Quyền và Thái Cực Quyền
Trước hết, chúng tôi xin giới thiệu sơ lược hai môn Thiếu Lâm Quyền và Thái Cực Quyền.
Thiếu Lâm tự và Thiếu Lâm Quyền
Tại trung tâm văn hóa và lịch sử của Trung Quốc, tỉnh Hà Nam (Henan), có một ngôi chùa dựng vào năm 495 được danh tiếng trên thế giới. Tiểu thuyết võ hiệp, phim võ thuật, và một phim nhiều kỳ chiếu trên màn ảnh nhỏ bên Mỹ Quốc đã đưa một hình ảnh rất đẹp của những nhà sư ham mê luyện tập quyền thuật và côn pháp.
Trên núi Tung Sơn (Songshan), rừng Thiếu Thất (Shaoshi) đã cho chùa tại đây cái tên Thiếu Lâm (Shaolin). Theo truyền thuyết, vào thế kỷ thứ 6, nhà sư người Ấn Độ tên là Đạt Ma (Damo) tới chùa và lập môn Thiền. Từ đó chùa được danh tiếng trên phương diện đạo giáo.
Vào thế kỷ thứ 7, mười ba võ tăng giúp Hoàng thân Lý Thế Dân (Li Shimin) (599-649) chống lại một tướng phản nghịch. Rồi chùa có tiếng về võ thuật.
Vào thế kỷ thứ 16, Bạch Ngọc Phong lập nên quyền thuật cho chùa. Môn võ danh tiếng khắp nước vào khoảng 1600.
Tiểu thuyết võ hiệp đưa ra khá nhiều truyền kỳ về chùa Thiếu Lâm. Người ta xác nhận là Đạt Ma là tổ sư môn Thiếu Lâm Quyền. Có người bày ra chuyện cạnh tranh giữa nhà sư Thiếu Lâm và đạo sỉ Võ Đang. Lại có người đưa ra thuyết năm nhà sư thoát khỏi cuc hỏa thiêu chùa vào thế kỷ thứ 18...
Truyền thuyết có ghi lại một chùa Thiếu Lâm ở miền Nam nước Trung Hoa; nhưng hiện giờ không ai tìm được vết tích đích xác. Có người định vị trí tại Cữu Liên Sơn (Jiulian shan), còn người khác đặt chùa tại Tuyền Châu (Quanzhou) hay Phước Thanh (Fuqing).
Quyền thuật Thiếu Lâm không ngừng biến đổi trong chùa trên mấy thế kỷ, đặc biệt dưới sự ảnh hưởng của hai danh tướng Thích Kế Quang (Qi Jiguang) (1528-1588) và Du Đại Du (Yu Dayou) (1503-1579).
Thanh danh của nhà sư Thiếu Lâm làm cho nhiều người nói là quyền thuật mình dạy là Thiếu Lâm Quyền! Và như vậy vô số Thiếu Lâm Quyền chào đời. Nhưng phải công nhận là trong số đó có những môn thật sự xuất phát từ một nhà sư hay một đệ tử tục gia của chùa Thiếu Lâm.
Vào thập niên 1980, theo sự đòi hỏi của du khách và báo chí, chùa che chở lực sỉ cải trang thành nhà sư. Những "nhà sư" trẻ tuổi nầy biểu diễn vài trò và dạy một môn quyền thuật hổn hợp từ môn Trường Quyền và từ nhiều môn võ dạy chung quanh chùa.
Chung quanh chùa, ta có thể nêu ra những chi phái xuất từ Thiếu Lâm Quyền cổ truyền :
- Thiếu Lâm Quyền của gia đình họ Giá,
- Thiếu Lâm La Hán Quyền của Chu Thiên Hỷ (thế kỷ thứ 20),
- Thiếu Lâm Thiền Môn của Vương Tử Nhân (sanh năm 1890),
- Thiếu Lâm Quyền của gia đình họ Lương...
Bài quyền Thiếu Lâm có đặc điểm là đánh theo đường thắng, "chỗ một con trâu nằm là đủ". Những bài quyền cổ truyền thịnh hành nhất được dạy trong chùa là :
- Đại hồng quyền,
- Lục hợp quyền,
- La hán quyền,
- Mai hoa quyền,
- Pháo quyền,
- Thất tinh quyền,
- Thông bối quyền,
- Tiểu hồng quyền,
- Tâm ý bả,
- vân vân...
Gia đình họ Trần và Thái Cực Quyền
Vào cuối thế kỷ thứ 14, một người nông dân, tên là Trần Bốc, tới cư ngụ tại một làng nhỏ thuộc huyện Ôn, tỉnh Hà Nam, phía bắc sông Hoàng Hà. Ông là người tỉnh Sơn Tây, và là tổ của gia đình họ Trần. Làng mà ông tới cư ngụ sau đó được gọi là Trần gia câu.
Theo vài người trong gia đình họ Trần, môn võ bắt nguồn từ Trần Bốc, nhưng nhiều học giả khác nghỉ là môn võ chỉ xuất phát từ Trần Vương Đình...
Trần Vương Đình (1600-1680), thế hệ thứ 9, thuộc một gia đình điền chủ và gia đình ông đã biết xử dụng vài môn binh khí.
Quyển "Trần thị gia phổ" có ghi lại : "Ông sinh vào cuối triều đại nhà Minh (Ming), đầu triều đại nhà Thanh, danh tiếng tại tỉnh Sơn Đông (Shandong), đánh đuổi quân cướp, và là người đầu tiên đem vào gia đình ông môn quyền, đao và thương, ông thường xử dụng cây đại đao".
Theo "Hoài Thanh huyện chí", "Ôn huyện chí", và "An Bình huyện chí", vào 1641, Trần Vương Đình chỉ huy Dân quân của huyện Ôn. Những tài liệu nẩy dẫn chứng là Trần Vương Đình phải biết chút ít võ thuật.
Theo gia đình họ Trần, môn võ nầy chỉ truyền trong gia đình từ thế hệ nầy sang thế hệ khác.
Trước thế hệ thứ 14 vào thế kỳ thứ 18, theo "Trần thị Quyền Giới phổ", còn lưu tại Trần Gia câu, môn Thái Cực Quyền thời đó gồm có :
1) Đầu sáo quyền còn được gọi là Thập tam thức,
2) Nhị sáo quyền,
3) Tam sáo quyền còn có tên là Đại tứ sáo trùy,
4) Tứ sáo quyền còn được gọi là Hồng quyền, hay Thái Tổ hạ Nam đường,
5) Ngũ sáo quyền,
6) Trường quyền còn được gọi là Nhất bách linh bát thức,
7) Pháo trùy,
8) Đoản đả,
9) Tán thủ,
10) Kiều thủ,
11) Lược thủ,
12) Sử thủ,
13) Tam thập lục cổn điệt,
14) Kim Cang thập bát noa pháp,
15) Đơn đao,
16) Song đao,
17) Song kiếm,
18) Song giản,
19) Bát thương,
20) Bát thương đối thích pháp,
21) Thập tam thương,
22) Hoàn hậu Trương Dực Đức tứ thương,
23) Nhị thập tứ thương,
24) Nhị thập tứ thương luyện pháp,
25) Bàng la bảng,
26) Xuân thu đao,
27) Bàng la bảng luyện pháp,
28) Tuyền phong côn,
29) Đại chiến phác liêm.
Cho tới thế hệ thứ 14 vào thế kỷ thứ 19 môn võ gia truyền của gia đình họ Trần được chia ra thành hai chi nhánh chánh. Một chi nhánh xuất từ Trần Sở Nhạc, truyền bởi Trần Hữu Bản và Trần Hữu Hằng ; và một chi nhánh khác xuất từ Trần Nhử Tín, truyền bởi Trần Trường Hưng.
Từ ba đại võ sư của thế kỷ thứ 19 nầy, phát sinh ra hai chi nhánh còn lưu truyền hiện nay, chi nhánh Tiểu Giá và Đại Giá. Theo truyền thuyết, ba quyền sư nầy đã tóm gọn lại quyền giá, từ bảy bài quyền xưa, lúc đó chỉ còn lại hai bài : Đệ nhất lộ và Pháo trùy.
Trần Trường Hưng thời đó có dạy ngoài gia đình : hai học trò được biết nhất là Dương Lộ Thiền và Lý Bá Khôi. Dương Lộ Thiền là người thành lập chi phái Dương gia Thái Cực Quyền.
Từ chi nhánh Tiểu Giá phát xuất chi nhánh Triệu Bảo Giá của Trần Thanh Bình (1795-1868).
Còn chi nhánh Đại Giá vào thế kỷ thứ 20 chia ra hai chi phái : Lảo Giá của Trần Chiếu Phi (1893-1972) và Tân Giá của Trần Phát Khoa (1887-1957).
Môn Trần gia Thái Cực Quyền được biết ngoài gia đình họ Trần nhờ công của :
- Trần Phát Khoa và con là Trần Chiếu Khuê (1928-1981), thuộc Tân Giá,
- Trần Chiếu Phi thuộc Lảo Giá,
- Trần Tử Minh (?-1951) thuộc Tiểu Giá.
Chương trình hiện nay của chi phái Lảo Giá Trần gia Thái Cực Quyền bao gồm :
- Thái Cực quyền đệ nhất lộ,
- Thái Cực quyền đệ nhị lộ hay Pháo trùy,
- Ngũ chủng Thôi thủ,
- Thái Cực đơn đao,
- Thái Cực đơn kiếm,
- Thái Cực thương,
- Thái Cực thập tam can,
- Trần thị Xuân thu đại đao,
- Thái Cực song giản,
- Thái Cực song kiếm,
- Thái Cực song đao,
- Thái Cực tam can, bát can đối luyện,
- Thái Cực sao can đối luyện,
- vân vân...
Hiện nay, có năm chi phái Thái Cực Quyền thịnh hành nhất, đó là :
-chi phái Trần từ Trần Vương Đình (1600-1680),
-chi phái Dương từ Dương Lộ Thiền (1799-1872),
-chi phái Ngô từ Ngô Giám Tuyền (1870-1942), học trò đời thứ hai của Dương Lộ Thiền,
-chi phái Võ từ Võ Vũ Tương (1812-1880), học trò của Dương Lộ Thiền và Trần Thanh Bình (thế hệ thứ 15 của gia đình họ Trần, 1795-1868) và
-chi phái Tôn từ Tôn Lộc Đường (1861-1932), học trò đời thứ 2 của Võ Vũ Tương.
Những chi phái Dương, Ngô, Võ và Tôn chỉ dạy một bài quyền, và sau đó môn Thôi thủ. Chi phái Trần có dạy thêm một bài thứ nhì, bài Pháo trùy, bổ túc bài thứ nhất.
Riêng tại Việt Nam có môn Triệu Gia Thái Cực Chưởng, do Triệu Trúc Khê (1898-1991), thuộc Thái Cực Đường Lang Quyền, sáng tác vào thập niên 1950 tại Việt Nam. Chương trình của môn nầy gồm có :
-Thái Cực quyền gồm 24 thức (là bài Giản Hóa Dương gia Thái Cực quyền sáng tác vào thập niên 1950 tại Trung Quốc dưới sự chỉ định của Quốc Gia Thể Ủy),
-Đơn vãn thôi thủ,
-Thái Cực chưởng,
-Thái Cực kiếm,
-Thái Cực đao.
Nhiều môn khác cùng mang tên Thái Cực Quyền, đó là :
-Hòa Gia Thái Cực Quyền lập bởi Hòa Triệu Nguyên (1810-1890), đệ tử của Trần Thanh Bình (1795-1868),
-Lý Gia Thái Cực Quyền lập bởi Lý Thụy Đông, đệ tử đời thứ hai của Dương Lộ Thiền, vào cuối thế kỷ thứ 19, môn nầy còn được gọi là Ngũ Tinh Thái Cực Quyền hay Ngũ Tinh Trùy,
-Lý Gia Thái Cực Quyền truyền bởi Lý Anh Ngang (thế kỷ thứ 20),
-Nhạc Gia Thái Cực Quyền thành lập vào đầu thế kỷ thứ 20,
-Phó Gia Thái Cực Quyền, lập bởi Phó Chấn Tung (1881-1953),
-Tam Hợp Nhất Thái Cực Quyền lập bởi Trương Kính Chi, đệ tử đời thứ tư của Trần Thanh Bình (1795-1868),
-Thiếu Lâm Tổng Hợp Thái Cực Quyền truyền bởi nhà sư Như Tỉnh vào cuối thế kỷ thứ 19,
-Thường Gia Thái Cực Quyền lập bởi Thường Đông Thăng (1909-1986), một danh sư môn Suất Giao, với biệt danh là Hoa Hồ Điệp,
-Triệu Bảo Giá Thái Cực Quyền lập bởi Trần Thanh Bình (1795-1868),
-Trịnh Gia Thái Cực Quyền lập bởi Trịnh Mãn Thanh (1901-1975),
-Trương Gia Thái Cực Quyền truyền bởi Vạn Lai Thanh (Wan Laisheng) (1903-1992),
-Võ Đang Thái Cực Quyền, còn được gọi là Do Long Phái hay Long Hành Thái Cực Quyền, mới sáng tác sau nầy trên tiêu chuẩn của Dương Gia Thái Cực Quyền, hiện dạy trên núi Võ Đang,
-vân vân...
Luận bàn về sự liên hệ giữa Thiếu Lâm Quyền và Thái Cực Quyền
Để cho dể hiểu, chúng tôi xin chia cuộc luận bàn nầy ra tám điều. Giả thuyết chúng tôi trình bày đây, tùy chỉ là một giả thuyết, nhưng dựa vào sự kiện lịch sử.
Điều thứ nhất
Chỉ vào thời Trần Vương Đình ta mới nghe nói tới võ thuật của giòng họ Trần. Trần Vương Đình có phải là người sáng tác ra Thái Cực Quyền hay là ông đã học với một người ngoài gia đình ông?
Điều thứ nhì
Nhà văn Đường Hào (1897-1959) có tới Trần gia câu nghiên cứu và đã đưa ra thuyết là Trần Vương Đình (1600-1680) sáng chế Thái Cực Quyền dựa vào quyển Kỹ hiệu tân thư của Đại tướng Thích Kế Quang (1528-1588). Quyển sách nầy, xuất bản vào năm 1562, mô tả bằng hình vẻ 32 thế quyền, rút tỉa từ 16 môn quyền thuật của cuối triều đại nhà Minh (1368-1644), và 29 trong 32 tên của những thế quyền nầy được tìm thấy trong 7 lộ xưa của môn Thái Cực Quyền. Chẳng những tên giống mà có lúc thế lại giống nhau.
Theo chúng tôi, như vậy Đường Hào đã chứng minh rõ là môn Thái Cực Quyền đã bị ảnh hưởng nhiều bởi môn võ của Thích Kế Quang, nhưng ông không có chứng minh được là môn Thái Cực Quyền được truyền từ Thích Kế Quang... Trần Vương Đình chế môn Thái Cực từ quyển sách Kỹ hiệu tân thư hay là ông đã học môn võ đó từ một đệ tử đời thứ nhất hay thứ nhì của Thích Kế Quang?
Có một môn võ hiền đại, Thích gia Quyền, tự xưng chân truyền từ Thích Kế Quang. Trong những thế đặc biệt của môn phái, chúng tôi có tìm thấy : Bằng (Peng) và Tề (Ji), hai thế quan trọng của Thái Cực Quyền, một điều cần chú ý là hai thế nầy không được ghi lại trong quyển Kỹ hiệu tân thư của Thích Kế Quang.
Điều nầy cho chúng ta nghỉ là môn Thái Cực Quyền không được sáng tác từ quyển sách Kỹ hiệu tân thư mà lại được truyền từ Thích Kế Quang?
Điều thứ ba
Cách làng Trần gia câu cỡ 50 cây số, có một ngôi chùa Thiếu Lâm, được nhiều người biết đến nhờ tiểu thuyết và huyền thoại.
Nếu chúng ta so sánh những bài quyền xưa của Thiếu Lâm Quyền và bài quyền của Thái Cực Quyền, thì chúng ta sẽ thấy nhiều sự trùng hợp. Hơn ba mươi thế và một bài quyền (bài Pháo Trùy) mang cùng tên.
Thời nay khá nhiều sách được xuất bản, nhưng thời xưa ta phải là học trò của môn phái mới biết được tên thế.
Chúng tôi nhắc sự kiện nầy để giải thích là khi những thế của hai môn võ mà trùng tên thì chắc là hai môn nầy cùng một nguồn gốc !
Chúng tôi có tìm thấy những tên sau đây trong những bài của Thái Cực Quyền và Thiếu Lâm Quyền :
- Bạch hạc lượng sí,
- Bài cước,
- Bạch xà thổ tín,
- Bạch viên hiến quả,
- Bạch vân cái đỉnh,
- Triều thiên,
- Xung,
- Đả hổ,
- Đơn tiên,
- Đương đầu pháo,
- Nhị khởi cước,
- Phản thân,
- Phục hổ,
- Hải để lao nguyệt,
- Hoài trung bảo nguyệt,
- Hoàng long tam giảo thủy,
- Kim cang đảo đối,
- Kim kê đc lập,
- Khóa hổ,
- Lan trửu,
- Liên hoàn pháo,
- Điểu long bải vĩ,
- Thất tinh,
- Tước địa long,
- Đồng tử bái Quan Âm,
- Tảo đường thoái,
- Thập tự cước,
- Thập tự thủ,
- Dương cung xạ hổ,
- Vi Đà hiến can,
- Tiên nhân chỉ lộ,
- Tà hành,
- Tuyền phong cước,
- Yến tử chác,
- Dã mã phân tung,
- Ngọc nữ xuyên thoa,
- Trảm thủ,
- vân vân...
Như ta thấy, danh sách những thế trùng tên rất dài. Hơn nửa phần lý thuyết của hai môn phái có nhiều sự trùng hợp như : triền ty, phát kình, cương nhu tương tể, tứ lạng bạt thiên cân ...
Và nhiều tên thế nêu trên đều nằm trong quyển sách của Thích Kế Quang.
Chúng tôi có thể kết luận là Thiếu Lâm Quyền và Thái Cực Quyền đều chịu ảnh hưởng của môn quyền của Thích Kế Quang. Và vì núi Tung sơn không xa làng Trần gia câu, chúng tôi củng nghỉ là hai môn quyền thuật hoặc cùng một nguồn gốc hoặc đã ảnh hưởng lẩn nhau.
Điều thứ tư
Ba tên Kim cang, Vi Đà và Quan Âm trong những thế như : thế thứ hai của Thái Cực quyền đệ nhất lộ, thế thứ bốn mươi bảy của Thái Cực đơn kiếm và thế thứ hai của Thái Cực thập tam can không có trong quyển sách của Thích Kế Quang.
Ba tên của hai vị Phật và một vị Thần nầy cho phép chúng tôi nghỉ là môn Thái Cực Quyền bắt nguồn từ Thiếu Lâm Quyền. Và môn Thiếu Lâm có gốc từ võ thuật của Thích Kế Quang vì trong hơn nửa những bài của Thiếu Lâm đều có ít nhất một thế của Thích Kế Quang.
Xin nhắc lại là chùa Thiếu Lâm thường mời danh tài võ thuật đến chùa để trao đổi kỹ thuật.
Điều thứ năm
Lược sử gia võ thuật Matsuta Takachi, trong quyển Trung Quốc võ thuật sử lược, ghi lại những trùng hợp giữa hai môn phái : bài Hồng quyền, bài thứ tư của môn Thái Cực Quyền thời xưa, giống bài Hồng quyền của Thiếu Lâm Môn.
Trong bài Bàng la bảng của Trần Vương Đình và một bài côn của Thiếu Lâm môn, Matsuta còn tìm thấy bốn thế giống nhau và mang cùng tên :
- Triều thiên thế,
- Đường sơn thế,
- Địa xà thế,
- Khóa kiếm thế.
Điều thứ sáu
Nhưng điều mà Matsuta không ghi nhận là hai thế trong bốn thế côn (Triều thiên thế và Khóa kiếm thế) mà ông nêu ra đều nằm trong phần Thương phổ của Thích Kế Quang. Và quan trọng hơn, bốn thế đó chúng tôi đều tìm thấy trong quyển sách của Trình Xung Đẩu (1561- ?), xuất bản vào năm 1621 : Thiếu Lâm côn pháp xiển tông ! Trình Xung Đẩu là đệ tử tục gia của chùa Thiếu Lâm.
Như vậy phải là Thiếu Lâm Quyền đã ảnh hưởng Thái Cực Quyền vì Trình Xung Đẩu sanh bốn mươi năm trước Trần Vương Đình ?
Điều thứ bảy
Vào năm 1984, quyển Thiếu Lâm võ thuật, xuất bản tại tỉnh Hà Nam, trình bày bài Tâm ý quyền. Tác giả Giá Triệu Tuyền nói là bài nầy được truyền từ ông tổ Giá Thục Vọng, một đệ tử của chùa Thiếu Lâm.
Giá Triệu Tuyền cắt nghĩa là ông tổ của ông đã chép bài Tâm ý quyền từ một quyển sách trong thư viện của chùa Thiếu Lâm, vào triều đại Hoàng Đế Khánh Hy (1662-1723), khoảng thời gian cuối đời của Trần Vương Đình (1600-1680). Mà phần diễn thế của bài Tâm ý quyền giống y bài Thái Cực quyền đệ nhất lộ và thế của hai bài trùng tên rất nhiều !
Khi chúng tôi khám phá ra quyển sách nầy, chúng tôi bị kinh ngạc bởi vài sự kiện.
- Sự kiện thứ nhất, chùa Thiếu Lâm và làng Trần gia câu chỉ cách nhau chừng độ hai ngày đi bộ. Vả lại, vào thế kỷ thứ 17, Trần Vương Đình có tới núi Tung sơn khuyên bạn ông là Lý Tế Ngộ (Li Jiyu) hàng đầu nhà Minh.
- Sự kiện thứ nhì, không như ta lầm tưởng, Thiếu Lâm Quyền và Thái Cực Quyền có lý thuyết, thế và bài rất giống nhau.
- Sự kiện thứ ba, Thiếu Lâm Quyền và Thái Cực Quyền đều bị ảnh hưởng bởi môn võ của Thích Kế Quang.
- Sự kiện thứ tư, hai môn đều có vài thế võ mà ta không tìm thấy trong môn võ của Thích Kế Quang...
Điều thứ tám
Theo như Đại tướng Du Đại Du thuật lại trong quyển "Chánh khí đương tập", vào năm 1561, Du Đại Du, lúc đem quân đi xuống hướng nam, đã ghé thăm chùa Thiếu Lâm, và chỉ trích môn côn pháp của các nhà sư, nộp hai hòa thượng Tông Kình và Phổ Tòng làm đệ tử, cùng nhau đánh đuổi quân Nhật Bãn trong ba năm ; Tông Kình và Phổ Tòng học với Du Đại Du côn, kiếm, khinh công và quyền pháp ; sau đó, Tông Kình trở về Thiếu Lâm tự và truyền lại môn võ của Du Đại Du.
Du Đại Du là bạn thân của Thích Kế Quang (1528-1588), Thích Kế Quang cùng tập luyện chung với Du Đại Du và học côn pháp với Du Đại Du. Dỉ nhiên trong nhửng môn võ của Thích Kế Quang ghi chép lại, có một phần là môn võ của Du Đại Du.
Kết luận cho tám điều trên
Tất cả những sự kiện trên cho phép chúng tôi nghỉ là môn Thiếu Lâm Quyền được hoàn toàn canh tân lại vào thế kỷ thứ 16 dưới sự ảnh hưởng của môn võ của Du Đại Du (1503-1579) và Thích Kế Quang (1528-1588).
Sau đó vài chục năm, Trần Vương Đình (1600-1680), Tưởng Phát (1574-?) hay một người khác học môn quyền của Thiếu Lâm và đem lại Trần gia câu.
Cuối cùng, Thiếu Lâm Quyền theo thời gian được canh tân lại nhiều lần.
Tóm lại, Thái Cực Quyền bắt nguồn từ môn võ của hai ông Du và Thích qua sự trung gian của Thiếu Lâm Quyền vào thế kỷ thứ 16 và 17.
Dỉ nhiên môn Thái Cực Quyền sau đó đã chịu ảnh hưởng của những môn khác và được gia đình họ Trần tu bổ thêm nên môn Thái Cực có những đắc điểm mà ta không tìm thấy trong môn võ của Du hay của Thích hay môn Thiếu Lâm.
Nguyễn Quí Jacques và Dufresne Thomas
00:40 Publié dans Articles en vietnamien | Lien permanent | Commentaires (0) | Tags : Thiêu Lâm, Thai Cuc quyên, Thiếu Lâm, Thái Cực quyền, Thích Kế Quang, Du Đại Du
15 décembre 2006
Quelques termes techniques vietnamiens
Bài : leçon, enchaînement, forme.
Bài binh khí : enchaînement d'armes.
Bài côn : enchaînement de bâton.
Bài quyền : enchaînement de boxe.
Bài thiệu : texte sous forme de poème décrivant les techniques d'un enchaînement de boxe ou d'armes.
Bình Định : région au Centre du Vietnam, réputée pour ses écoles de boxe et de bâton ; un proverbe dit : « Allez à Bình Định admirer les filles s’entraîner au bâton et à la boxe » (Ai về Bình Định mà coi, con gái Bình Định múa roi đi quyền).
Binh khí : armes.
Căn bản : base technique.
Côn : bâton à deux têtes.
Đao : sabre.
Giản : arme ayant la forme d'une barre de fer rectangulaire avec manche et sans pointe.
Gươm : épée à un seul tranchant, spécifique du Vietnam.
Hồng Gia : nom vietnamien du Hongjia chinois ; au Vietnam plusieurs écoles différentes portent ce nom.
Kiếm : épée à double tranchants.
Lam Sơn Võ thuật đạo : école de Quách Văn Kế.
Lưỡng tiết côn : terme moderne pour désigner le nunchaku ; arme ajoutée dans le répertoire de certaines écoles au Vietnam à partir des années 1970.
Môn phái : école, style d'arts martiaux.
Nhị tiết côn : voir à Lưỡng tiết côn.
Quyền : poing, boxe.
Roi : bâton à une tête.
Sa Long Cương : école fondée par Trương Thanh Đăng.
Tam tiết côn : fléau à trois branches.
Tấn : position.
Thảo : autre appellation d’un enchaînement d’armes ou de boxe.
Thế : technique.
Thiếu Lâm : nom vietnamien de Shaolin.
Thức : technique.
Thương : lance.
Trung Sơn Võ đạo : école de Mai Văn Phát.
Việt Võ Đạo : art martial vietnamien, terme Hán-Việt désignant l’école fondée par Nguyễn Lộc.
Võ Bà Trà Tân Khánh : boxe originaire du village Tân Khánh, au Sud du Vietnam; Hồ Văn Lành, plus connu sous le surnom Từ Thiện, enseignait cette boxe à Saigon.
Võ Đạo 武道 : voie de l’art martial ; terme souvent ajouté à la suite du nom d’une école (Lam Sơn Võ thuật đạo, Trung Sơn Võ đạo, Việt Võ Đạo…) ; appellation empruntée aux Japonais (Budo), d'abord par le Việt Võ Đạo, puis par plusieurs écoles du Sud.
Võ khí, vũ khí : armes.
Võ Lâm : école de Nguyễn Văn Sáu dit Đoàn Tâm Ảnh.
Võ Việt Nam : art martial vietnamien ; en France nom de l’école de Nguyễn Đức Mộc.
Vovinam Việt Võ Đạo : école de Nguyễn Lộc ; Vovinam est la contraction du terme Võ Việt Nam.
22:50 Publié dans Arts martiaux vietnamiens | Lien permanent | Commentaires (0) | Tags : lexique, arts martiaux, vietnam, vietnamiens, thieu lam, binh dinh
08 décembre 2006
Les origines du Võ Lâm
L'Art martial de la forêt (Võ Lâm) est une célèbre boxe vietnamienne, très présente, tant en France qu'au Viêt-Nam. Plusieurs écoles ont incorporé ses noms de techniques ou ses enchaînements, en les modifiant plus ou moins.
Selon l’ouvrage Thập bát La hán quyền (de Đoàn Tâm Ảnh et Hàng Thanh, paru en 1973), l'école Võ Lâm vient de Nguyễn Văn Sáu. Et il y est précisé que :
1) Nguyễn Văn Sáu a appris en 1913 avec Mộc Đức Thiền Sư au temple Phi Lai, sur le mont Mã Dương dans le Nord de la Chine.
2) Les professeurs de Võ Lâm n’acceptant que quatre élèves en tout et pour tout, Nguyễn Văn Sáu fut le quatrième et dernier élève de son professeur.
A ce jour en Chine, nous n’avons trouvé trace ni des trois autres élèves de Mộc Đức Thiền Sư, ni de leur boxe, ni d’un mont Mã Dương.
Selon le roman Lã Mai Nương (de Tề Phong Quân, publié dans les années 60) :
1) L'école Thiếu Lâm Bắc Phái est implantée sur le mont Mã Dương, dans le Sơn Đông (Shandong).
2) Le professeur n’accepte que quatre élèves.
En 1993, dans son livre Thập bát La hán quyền toàn tập (co-écrit avec Lạc Việt), Nguyễn Văn Sáu reconnaît sans détour qu’il a créé les 72 techniques de base (Thất thập nhị huyền công) de son style, ainsi que les 18 Tiểu xà quyền (en fait 12 enchaînements, plus un nommé Liên hoán), et les 18 La hán quyền.
Le programme du Võ Lâm est en effet :
13 enchaînements Tiểu xà quyền
18 La hán quyền : Mê tông La hán quyền, Kim cang La hán quyền, Lôi công La hán quyền, Lực công La hán quyền, Khí công La hán quyền, Môn tinh La hán quyền, Pháp thân La hán quyền, Công cứ liên châu La hán quyền, La hán Ngũ hành quyền, La hán Hình quyền, La hán Linh thú ngũ quyền, La hán Lôi trận quyền, La hán Cương quyền, La hán Long môn quyền, La hán Hùng quyền, La hán Mai hoa quyền, La hán Liên hoàn quyền, La hán Hoa quyền.
22:00 Publié dans Arts martiaux vietnamiens | Lien permanent | Commentaires (0) | Tags : arts martiaux vietnamiens, vo lâm, nguyên van sau, hang thanh, la mai nuong, thiêu lâm, la han