Ok

En poursuivant votre navigation sur ce site, vous acceptez l'utilisation de cookies. Ces derniers assurent le bon fonctionnement de nos services. En savoir plus.

14 juillet 2010

Bạch Hạc Quyền, giả tưởng và thực tại

 

Chúng ta từng đọc qua chuyện môn Bạch Hạc Quyền và sư tổ Ngũ Mai sư bá. Và một thời sách võ có chép lại truyền thuyết nầy. Nên trong giới võ thuật nhiều người tin chuyện Ngũ Mai sư bá luyện Bạch Hạc Quyền tại tỉnh Vân Nam.

Sự thật Ngũ Mai sư bá chỉ là một nhân vật tiểu thuyết. Quyển "Càn Long tuần hạnh Giang Nam ký", xuất bản cuối thế kỷ thứ 19 tại Thượng Hải, lần đầu tiên kể chuyện Ngũ Mai đánh thắng Lôi Lão Hổ trên lôi đài. Sau đó, trong "Lã Mai Nương" của Tề Phong Quân, nhân vật Ngũ Mai làm chưởng môn Bạch Hạc.

Trên thực tế, chúng tôi chỉ tìm ra hai môn Bạch Hạc. Hai môn nầy đều thịnh hành tại miền Nam Trung Quốc.

 

Môn thứ nhất gốc từ tỉnh Phước Kiến, huyện Vĩnh Xuân, nên có tên Vĩnh Xuân Bạch Hạc Quyền, được sáng lập bởi Phương Thất Nương vào thế kỷ thứ 17. Phương Thất Nương và chồng, Tăng Tứ, có hai mươi tám học trò được gọi là "Nhị thập bát anh tuấn", nổi bật nhất trong đám là Trịnh Lể (1654- ?).

Trịnh Lể là người sau đó phát triển mạnh môn phái, ông có rất nhiều học trò toàn tỉnh Phước Kiến. Trong môn đồ thế hệ sau, có nhiều người đổ Võ trang nguyên hay Võ Tú tài. Môn Bạch Hạc là một trong những đại môn phái của Phước Kiến.

Về sau năm chi phái khác được khai sáng, đó là Phi Hạc (con hạc bay), Minh Hạc (con hạc hót), Tông Hạc (con hạc rung thân), Thực Hạc (con hạc ăn) và Túc Hạc (con hạc ngũ).

Vĩnh Xuân Bạch Hạc Quyền có đặc điểm của các môn phái tỉnh Phước Kiến. Môn sinh tiến lên đường chính diện để tấn công địch thủ, giữ đường đó để phòng thủ (tung tý ngọ môn hộ biến hóa). Vì chuyên cận chiến nên tìm cách niêm tay địch, theo dính cho tới lúc tìm được sơ hở (vô kiều đả xuất kiều, lâm kiều bất ly kiều), niêm được thì phá tay địch rồi tấn công (hữu kiều tựu phá kiều).

Nguyên tắc "thôn thổ phù trầm" là nền tảng của môn phái : vì đánh cận chiến nên phải dùng cột xương sống trồi lên sụp xuống, hợp với hít thở để phát lực.

Và lúc ra đòn thì miệng hét (dĩ thanh trợ lực), đây là một trong những đặc điểm của các môn phái vùng Quảng Đông, Phước Kiến...

Một trong những bài quyền của môn phái có tên là Tam chiến quyền, tên nầy được tìm thấy trong hầu hết các môn phái tỉnh Phước Kiến. Võ thuật đảo Okinawa, vì ảnh hưởng bởi võ của tỉnh Phước Kiến, nên có bài Sanchin, Sanchin là phát âm tiếng Nhật của hai chữ Tam chiến.

Xin nói thêm về đặc điểm riêng của mấy chi phái thành lập sau nầy :

- Phi Hạc chuyên về bộ pháp, rất linh động như hạc bay, và ưa dùng đòn chân,

- Minh Hạc vừa đánh vừa phát tiếng, mủi hít miệng hô, như chim hót,

- Tông Hạc phát lực dùng hết thân mình, nên thân rung chuyển,

- Thực Hạc chuyên dùng chân và chỉ, đặc biệt mấy ngón tay chúm lại, như mỏ con chim đang ăn, để tấn công.

 

Môn Bạch Hạc thứ nhì, được nhà sư Tinh Long truyền tại tỉnh Quảng Đông vào đầu thế kỷ thứ 19, chia thành 4 chi phái :

-Bạch Hạc Quyền,

-Hiệp Gia,

-Sư Tử Hống và

-Lạt Ma Quyền.

Một trong những học trò của Tinh Long là Vương Ẩn Lâm, tên thật là Phi Long, nổi danh tỉnh Quảng Đông, thuộc "Quảng Đông thập hổ", cùng thời với Thiết Kiều Tam, Hoàng Kỳ Anh (cha của Hoàng Phi Hồng, danh sư môn Hồng Gia).

Những môn nầy có đặc điểm của môn võ tỉnh Quảng Đông. Tất cả đều xữ dụng tấn rộng, đánh dài (trường kiều đại mã), và chuyên dùng eo để phát đòn, hai cánh tay như hai cây roi.

 

Nguyễn Quí Jacques & Dufresne Thomas

10 juillet 2010

BUBISHI, quyền kinh của Karaté đảo Okinawa

 

 

Trong giới Karaté đảo Okinawa, từ khoảng thế kỷ thứ 19, có lưu truyền một quyển sách võ thuật Trung Hoa, có tên là Bubishi (武備志, Võ bị chí).

Nguyên văn của tác phẩm chỉ định là tư liệu của môn Vĩnh Xuân Bạch Hạc Quyền永春白鶴拳, một phái rất thịnh hành miền Nam Trung Quốc.

 

Tuy trùng tên, quyển sách này khác hẳn với hai quyển Võ bị chí 武備志 (soạn bởi Mao Nguyên Nghĩa 茅元儀), và Võ bị tân thư 武備新書.

Cuốn Bubishi đã ảnh hưởng rất nhiều hai chi phái Karaté Okinawa và Nhật Bản. Gichin Funakoshi (1868-1957), ông tổ của môn Karaté Nhật Bản, có trích vài đoạn đăng trong tác phẩm của ông ta.

 

Chúng tôi xin dịch bài ca chủ yếu của Bubishi, dựa vào truyền thống võ thuật Trung Hoa, và nhất là tài liệu của môn Vĩnh Xuân Bạch Hạc Quyền. Trước đây những bản dịch được thực hiện trong bối cảnh Karaté và văn hóa Okinawa hay Nhật Bản.

 

Chúng tôi có tham khảo những tài liệu sau đây :

- 渾元劍經, Hồn nguyên kiếm kinh, Tất Khôn, soạn vào thế kỷ thứ 14.

- 紀效新書, Ký hiệu tân thư, Thích Kế Quang, xuất bản lần đầu tiên năm 1562.

- 永春白鶴拳, Vĩnh Xuân Bạch Hạc Quyền, Hồng Chánh Phước, Lâm Ẩm Sinh và Tô Doanh Hán, Nhân dân thể dục xuất bản xã, Trung Quốc, 1990.

- 白鶴拳家正法, Bạch Hạc quyền gia chánh pháp, Lâm Đổng (sống dưới thời Càn Long : 1736-1796), Tô Doanh Hán và Tô Quân Nghị chú thích, Dật văn xuất bản hữu hạn công ty, Đài Bắc, 2004.

- 白鶴仙師祖傳真法, Bạch Hạc tiên sư tổ truyền chân pháp, tác giả vô danh (thời nhà Thanh), Tô Doanh Hán và Tô Quân Nghị chú thích, Dật văn xuất bản hữu hạn công ty, Đài Bắc, 2004.

- 桃源拳術, Đào nguyên quyền thuật, Tiêu Bá Thực, Tô Doanh Hán và Tô Quân Nghị chú thích, Dật văn xuất bản hữu hạn công ty, Đài Bắc, 2004.

- 方七娘拳祖, Phương Thất Nương quyền tổ, tác giả vô danh, Tô Doanh Hán và Tô Quân Nghị chú thích, Dật văn xuất bản hữu hạn công ty, Đài Bắc, 2004.

- 永春鄭禮叔教傳拳法, Vĩnh Xuân Trịnh Lể thúc giáo truyền quyền pháp, Tô Doanh Hán và Tô Quân Nghị chú thích, Dật văn xuất bản hữu hạn công ty, Đài Bắc, 2004.

- 自述切要條文, Tự thuật thiết yếu kiệt văn, Trịnh Tiều (sống dưới thời Càn Long : 1736-1796), Tô Doanh Hán và Tô Quân Nghị chú thích, Dật văn xuất bản hữu hạn công ty, Đài Bắc, 2004.

- 中國古文大辭典, Dictionnaire classique de la langue chinoise, Trung Quốc cổ văn đại từ điển, F. S. Couvreur, Kuangchi Press, 1966.

- 漢法綜合辭典, Dictionnaire français de la langue chinoise (Hán Pháp tống hợp từ điển), Institut Ricci, Taibei-Paris, 1986.

- 漢語大字典, Hanyu da zidian (Hán ngữ đại tự điển), Hubei-Sichuan, 1993.

- 漢越字典, Hán Việt tự điển, Thiều Chửu, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, 1993.

 

Xin trình bày sau đây bản dịch mới :

 

拳法 之 大 要 八 句
Quyền pháp chi đại yếu bát cú
« Thiết yếu của quyền pháp (tóm gọn trong) tám câu »




人 心 同 天 地
Nhân tâm đồng thiên địa
« Tâm của nguời hòa hợp với trời đất »

Chú thích :

Tâm theo nghĩa xưa là tư tưởng, trí tuệ.

Thiên điạ là trời và đất, là thế giới chung quanh ta.

Như vậy, ta có thể hiểu câu này là : « Tư tưởng ta tập trung theo dỏi thế giới chung quanh ta ».
Vậy câu thứ nhứt luận về thâm tâm của người luyện quyền hay võ sĩ lúc chiến đấu.


血 脈 似 日 月
Huyết mạch tự nhật nguyệt
« Máu lưu thông như mặt trời (với) mặt trăng »

Chú thích :

Thân thể thả lỏng, những cơ khớp đều dính liền với nhau.
Trong khi năm chữ đầu nhấn mạnh tới sự tập trung của tinh thần, thì năm chữ sau dạy là thân thể phải sẳn sàng chiến đấu.

法剛 柔 吞 吐
Pháp cương nhu thôn thổ
« Phương pháp (là sử dụng) cương nhu (và) thôn thổ »

Chú thích :

Cương nhu vừa là nguyên lý phát lực sử kình vừa là nguyên tắc chiến đấu.
Đây là một khái niệm cổ truyền trong quyền thuật miền Bắc (Thiếu Lâm quyền
少林拳, Thái Cực quyền 太極拳, Trường Gia quyền 萇家拳, Tâm Ý Lục Hợp quyền 心意六合拳, Đường Lang quyền 螳螂拳, vân vân), và miền Nam (Vịnh Xuân quyền 詠春拳, Hồng Gia 洪家, Bạch Mi 白眉, vân vân).

Lúc dùng kình lực, thì thân thể buông lỏng, và kình chỉ phát lúc cần thiết. Môn Trần Gia Thái Cực với đòn thế lúc nhu lúc cương minh họa khái niệm này.
Khi chiến đấu, lý Cương Nhu được hiểu theo hai cách. Lúc thì dùng cái mạnh của ta để thắng cái yều của địch thủ, đó là « Dỉ cương thắng nhu » hay « Dỉ cường thắng nhược ». Lúc thì dùng cái mềm nhẻo của ta để chế ngự cái mạnh cứng của đối phương, bằng cách mượn sức của địch nhân, người xưa có câu « Dỉ nhu chế cương ».

Nhưng động cơ của Cương nhu là Thôn thổ. Trước tiên, ta có thể dịch thôn và thổ là thở ra và hít vào. Nhưng hơi thở dính liền với chuyển động của thân thể. Thí dụ, thôn là co người lại để đở một thế công của địch nhân, và thổ là vương người tới, như con cọp phóng tới, để phản công. Muốn như vậy, cột sống được sử dụng như cái lò xo. Thôn là ép lò xo, thổ là lò xo bún ra… Hai động tác thôn thổ vừa tương phản vừa tương trợ.

Thôn thổ củng là một khái niệm có tại hai miền Nam và Bắc. Nguyên từ ngữ này là « thôn thổ phù trầm » (吞吐浮沉).

Nhưng ta không nên kết luận là thôn chỉ là nhu, và thổ chỉ là cương. Kình lực học của võ thuật Trung Hoa phức tạp hơn như ta có thể lầm tưởng.

Như vậy câu thứ ba này đưa ta vào lảnh vực chiến lược học…

身 隨 時 應 變
Thân tùy thời ứng biến
« Thân thể tùy theo thời cơ mà đối đáp »

Chú thích :

Ta có tìm thấy từ ngữ này trong tác phẩm của hiệp sĩ Tất Khôn (
畢坤) (thế kỷ thứ 14). Và hai thế kỷ sau, đại tướng Thích Kế Quang (戚繼光) (1528-1588) có khuyên là « Tiến nhanh (và) tùy cơ ứng biến » (一霎步隨機應變
, Nhất siếp bộ tùy cơ ứng biến).
Vì một võ sĩ giỏi chiến đấu không áp dụng một cách triệt để những đòn thế đã luyện qua. Tuy rành chiến lược, tuy đã luyện thuần thục chiến thuật, anh ta củng phải tùy theo thời cơ mà chiến đấu.

手 逢 空 則 入
Thủ phùng không tắc nhập
« Tay gặp khoảng không là tiến vào »

Chú thích :

Không môn (空門) là một danh từ thường dùng trong môn Vĩnh Xuân Bạch Hạc Quyền.
Nói một cách khác, Không môn là cữa đã mở (danh từ khác là Khai môn,
開門
). Đây là một nguyên lý cơ bản và quan trọng của võ thuật Trung Hoa. Muốn đánh địch như muốn vào nhà. Và muốn vào nhà thì ta phải mở cửa.

馬 進 退 離 逢
Mã tiến thối ly phùng
« Di chuyển có tiến và lùi (và) lúc rời xa lúc tiến gần »

Chú thích :

Ở đây chúng tôi nghỉ là quyển Bubishi viết sai chữ Mã. Vì chữ Mã (, cái cân) không có nghĩa trong câu trên. Ngược lại nếu ta đổi thành chữ Mã (, con ngựa, và trong giới võ thuật miền Nam, có nghĩa là di chuyển), ý nghĩa đoạn văn rỏ ràng ngay.
Năm chữ trên có vẻ tầm thường như hai chữ thôn thổ trước đó. Thật sự, câu thứ sáu này tóm gọn một khái niệm chủ yếu của chiến lược võ thuật Trung Hoa : chế ngự không gian và thời gian trong chiến đấu pháp.

目 要 觀 四 面
Mục yếu quan tứ diện
« Mắt phải nhìn bốn mặt »

Chú thích : Bốn mặt là bốn hướng.

耳 能 聽 八 方
Nhỉ năng thính bát phương
« Tai phải nghe tám hướng »

Chú thích : Bát phương chỉ bốn hướng chánh và bốn gốc.

Như vậy hai câu đầu và hai câu chót của bài ca, luận về sự chú ý, sự cảnh giác, sự tập trung tinh thần, sự nới giản của thân thể trước và trong khi giao chiến. Và bốn câu giữa luận tới hai phần sữ kình và chiến lược.

Để độc giả có thể kiểm soát bản dịch của chúng tôi nằm trong khuôn khổ văn hóa của Vĩnh Xuân Bạch Hạc Quyền, chúng tôi ghi lại sau đây vài đoạn trích từ quyển « Bạch Hạc quyền gia chánh pháp » (白鶴拳家正法), có từ thế kỷ thứ 18 :

眼 觀 四 面
Nhản quan tứ diện
« Mắt nhìn bốn mặt »

耳 聽 八 方
Nhỉ thính bát phương
« Tai nghe tám hướng »

[...]

逢 剛 則 柔
Phùng cương tắc nhu
« Gặp cương (ta) phải nhu »

逢 柔 則 剛

Phùng nhu tắc cương
« Gặp nhu (ta) phải cương »

遇 空 則 入

Ngộ không tắc nhập
« (Ta) gặp khoảng không thì (ta liền) vào »

遇 門 則 過
Ngộ môn tắc quá
« (Ta) thấy cửa thì (ta) đi qua »

[...]

必 須 內 用 吞 吐 浮 沉
Tất tu nội dụng thôn thổ phù trầm
« Ở trong thì phải dùng Thôn thổ phù trầm »

外 用 剛 柔 相 濟 之 變化
Ngoại dụng cương nhu tương tể chi biến hóa
« Ở ngoài dùng biến hóa của cương nhu »


© Nguyễn Quí Jacques và Dufresne Thomas, 2010.