Ok

En poursuivant votre navigation sur ce site, vous acceptez l'utilisation de cookies. Ces derniers assurent le bon fonctionnement de nos services. En savoir plus.

14 juillet 2010

Bạch Hạc Quyền, giả tưởng và thực tại

 

Chúng ta từng đọc qua chuyện môn Bạch Hạc Quyền và sư tổ Ngũ Mai sư bá. Và một thời sách võ có chép lại truyền thuyết nầy. Nên trong giới võ thuật nhiều người tin chuyện Ngũ Mai sư bá luyện Bạch Hạc Quyền tại tỉnh Vân Nam.

Sự thật Ngũ Mai sư bá chỉ là một nhân vật tiểu thuyết. Quyển "Càn Long tuần hạnh Giang Nam ký", xuất bản cuối thế kỷ thứ 19 tại Thượng Hải, lần đầu tiên kể chuyện Ngũ Mai đánh thắng Lôi Lão Hổ trên lôi đài. Sau đó, trong "Lã Mai Nương" của Tề Phong Quân, nhân vật Ngũ Mai làm chưởng môn Bạch Hạc.

Trên thực tế, chúng tôi chỉ tìm ra hai môn Bạch Hạc. Hai môn nầy đều thịnh hành tại miền Nam Trung Quốc.

 

Môn thứ nhất gốc từ tỉnh Phước Kiến, huyện Vĩnh Xuân, nên có tên Vĩnh Xuân Bạch Hạc Quyền, được sáng lập bởi Phương Thất Nương vào thế kỷ thứ 17. Phương Thất Nương và chồng, Tăng Tứ, có hai mươi tám học trò được gọi là "Nhị thập bát anh tuấn", nổi bật nhất trong đám là Trịnh Lể (1654- ?).

Trịnh Lể là người sau đó phát triển mạnh môn phái, ông có rất nhiều học trò toàn tỉnh Phước Kiến. Trong môn đồ thế hệ sau, có nhiều người đổ Võ trang nguyên hay Võ Tú tài. Môn Bạch Hạc là một trong những đại môn phái của Phước Kiến.

Về sau năm chi phái khác được khai sáng, đó là Phi Hạc (con hạc bay), Minh Hạc (con hạc hót), Tông Hạc (con hạc rung thân), Thực Hạc (con hạc ăn) và Túc Hạc (con hạc ngũ).

Vĩnh Xuân Bạch Hạc Quyền có đặc điểm của các môn phái tỉnh Phước Kiến. Môn sinh tiến lên đường chính diện để tấn công địch thủ, giữ đường đó để phòng thủ (tung tý ngọ môn hộ biến hóa). Vì chuyên cận chiến nên tìm cách niêm tay địch, theo dính cho tới lúc tìm được sơ hở (vô kiều đả xuất kiều, lâm kiều bất ly kiều), niêm được thì phá tay địch rồi tấn công (hữu kiều tựu phá kiều).

Nguyên tắc "thôn thổ phù trầm" là nền tảng của môn phái : vì đánh cận chiến nên phải dùng cột xương sống trồi lên sụp xuống, hợp với hít thở để phát lực.

Và lúc ra đòn thì miệng hét (dĩ thanh trợ lực), đây là một trong những đặc điểm của các môn phái vùng Quảng Đông, Phước Kiến...

Một trong những bài quyền của môn phái có tên là Tam chiến quyền, tên nầy được tìm thấy trong hầu hết các môn phái tỉnh Phước Kiến. Võ thuật đảo Okinawa, vì ảnh hưởng bởi võ của tỉnh Phước Kiến, nên có bài Sanchin, Sanchin là phát âm tiếng Nhật của hai chữ Tam chiến.

Xin nói thêm về đặc điểm riêng của mấy chi phái thành lập sau nầy :

- Phi Hạc chuyên về bộ pháp, rất linh động như hạc bay, và ưa dùng đòn chân,

- Minh Hạc vừa đánh vừa phát tiếng, mủi hít miệng hô, như chim hót,

- Tông Hạc phát lực dùng hết thân mình, nên thân rung chuyển,

- Thực Hạc chuyên dùng chân và chỉ, đặc biệt mấy ngón tay chúm lại, như mỏ con chim đang ăn, để tấn công.

 

Môn Bạch Hạc thứ nhì, được nhà sư Tinh Long truyền tại tỉnh Quảng Đông vào đầu thế kỷ thứ 19, chia thành 4 chi phái :

-Bạch Hạc Quyền,

-Hiệp Gia,

-Sư Tử Hống và

-Lạt Ma Quyền.

Một trong những học trò của Tinh Long là Vương Ẩn Lâm, tên thật là Phi Long, nổi danh tỉnh Quảng Đông, thuộc "Quảng Đông thập hổ", cùng thời với Thiết Kiều Tam, Hoàng Kỳ Anh (cha của Hoàng Phi Hồng, danh sư môn Hồng Gia).

Những môn nầy có đặc điểm của môn võ tỉnh Quảng Đông. Tất cả đều xữ dụng tấn rộng, đánh dài (trường kiều đại mã), và chuyên dùng eo để phát đòn, hai cánh tay như hai cây roi.

 

Nguyễn Quí Jacques & Dufresne Thomas

Les commentaires sont fermés.